Thứ ba, 25/7/2017, 21h24

Nhạc kịch: Nỗ lực tạo dấu ấn: Kỳ cuối: cứ đi rồi sẽ thành đường

Dù nhc kch đưc biu din trong không gian nh như phòng trà hay sân khu kch, nhà hát truyn hình, vic đi chúng hóa th loi nhc kch musical hay opera trong nhng năm gn đây ca mt s ngh sĩ Vit là điu đáng khích l.

Mt trích đon nhc kch ca Nhà hát Giao hưng Nhc vũ kch TP.HCM (nh do nhà hát cung cp)

Ly ngn nuôi dài

Khó có thể kể hết những khó khăn mà các nghệ sĩ gắn bó với nhạc kịch ở Việt Nam đã đi qua. Để duy trì sân khấu trong thời buổi hiện nay đã là một bài toán khó. Đối với những người làm nhạc kịch, bài toán ấy có lẽ lại càng khó hơn.

Không thể phủ nhận, nhờ nỗ lực khai thác tốt những ưu thế về nghe nhìn, nhạc kịch đã có những dấu ấn nhất định với khán giả khi mà các vở diễn luôn cháy vé. Có những vở diễn nhiều đợt nhưng vẫn rất ăn khách. Đặc biệt là hầu hết các vở nhạc kịch này đều theo phong cách xây dựng nhạc kịch của các vở diễn Broadway. Một phần vì đây là món ăn lạ với khán giả Việt. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức với những người làm nhạc kịch. Bởi, nếu không có sự đổi mới thì khán giả sẽ nhanh ngán như một số loại hình giải trí hiện nay. Đối với nhạc kịch, chỉ riêng yêu cầu về âm thanh, ánh sáng, sân khấu đều cần có những tiêu chuẩn riêng, hiện đại hơn so với những vở kịch thông thường đòi hỏi. Chính vì điều này, kinh phí để làm nên một vở nhạc kịch luôn làm đau đầu các nghệ sĩ. Ngoài ra, chưa kể đến các yếu tố khác như dàn dựng kịch bản, nguồn diễn viên...

Chia sẻ về chặng đường gắn bó với nhạc kịch hơn 5 năm qua, đạo diễn Khắc Duy cho biết: “Con đường mà tôi và các đồng nghiệp trong Buffalo đã chọn dẫu có quá nhiều những khó khăn khi phải đổ mồ hôi, công sức và cả những giọt nước mắt đắng cay nhưng cho đến lúc này, tôi có thể mỉm cười nói rằng mình đã chọn một hướng đi đúng. Mất hơn 5 năm để theo đuổi nhạc kịch này, từng bị thua lỗ nặng nề nhưng chúng tôi không nản lòng mà vẫn quyết tâm làm nghệ thuật một cách chỉn chu, cẩn thận hơn”.

Hầu như các nhóm nhạc kịch ở Việt Nam hiện nay đều phải kiếm thêm cho mình nghề tay trái để lấy ngắn nuôi dài. Với nhóm Buffalo, ngoài thời gian dành cho nhạc kịch, họ làm thêm mảng event để có thu nhập tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê với con đường mình đã chọn. Thế nên, khán giả đừng quá ngạc nhiên khi bắt gặp họ miệt mài diễn event ở đâu đó để tích lũy vốn đầu tư tiếp tục vào nhạc kịch. Có những khó khăn mà chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu hết được. Để nhạc kịch Việt Nam có những bước đi như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến công sức, tâm huyết của những người trót yêu, trót say mê nhạc kịch.

Nuôi dưng đam mê

Sau 3 đợt công diễn, vở nhạc kịch “Chuyện tình nàng Giáng Hương” đã trở lại và cống hiến cho khán giả 4 đêm diễn với nhiều cảm xúc từ ngày 11 đến 14-7 tại Nhà hát TP.HCM.

Có nhng v din tuy không thun nhc kch và còn mt s hn chế vì nhiu lý do nhưng s đón nhn ca công chúng dành cho loi hình ngh thut còn khá mi m  Vit Nam như mt s đng viên. Điu này đã c vũ tinh thn nhng ngưi ngh sĩ gn bó vi nhc kch mt điu rng, c đi ri s thành đưng...

“Chuyện tình nàng Giáng Hương” được xây dựng trên câu chuyện cổ Từ Thức gặp Tiên diễn ra trong bối cảnh vùng nông thôn Bắc bộ. Vì vậy, vở nhạc kịch tái hiện lại những nét văn hóa truyền thống của người Việt xưa với không gian làng quê Bắc bộ và lễ hội xuống đồng của người nông dân. Kế thừa và phát triển từ kỹ thuật dàn dựng những tác phẩm nhạc kịch ăn khách trên thế giới, nhạc kịch “Chuyện tình nàng Giáng Hương” đem đến cho khán giả một loại hình giải trí còn mới mẻ tại Việt Nam. Vở diễn được dàn dựng bởi tổng đạo diễn và tác giả kịch bản Trần Nguyễn Thiên Hương, đạo diễn âm nhạc Nguyễn Công Phương Nam, đạo diễn diễn xuất - biên đạo múa Hữu Trị và cố vấn âm nhạc NSƯT Hoàng Điệp, cùng với sự tham gia của hơn 30 diễn viên. Tất cả suất diễn đều có phụ đề tiếng Anh. Có thể nhận thấy, nhạc kịch thuần Việt là mong mỏi hướng đến của nhiều nhóm nhạc kịch bởi tạo sự gần gũi, thân quen cho khán giả Việt. Dẫu những vở nhạc kịch thuần Việt quá hiếm hoi, ít ỏi nhưng đã cho thấy sự đầu tư, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của những người làm nhạc kịch ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, hình thức Việt hóa các vở nhạc kịch nổi tiếng thế giới, đại chúng hóa âm nhạc hàn lâm của các đơn vị, tổ chức cá nhân đã đang mang đến cho thị trường giải trí trong nước những làn gió mới, góp phần tạo nên sự đa dạng các loại hình biểu diễn. Có những vở diễn tuy không thuần nhạc kịch và còn một số hạn chế vì nhiều lý do nhưng sự đón nhận của công chúng dành cho loại hình nghệ thuật còn khá mới mẻ ở Việt Nam như một sự động viên. Điều này đã cổ vũ tinh thần những người nghệ sĩ gắn bó với nhạc kịch một điều rằng, cứ đi rồi sẽ thành đường...

Yên Hà