Thứ ba, 12/12/2017, 21h54

Nhạc kịch TP.HCM: Tự tìm chỗ đứng riêng!

Nhng năm gn đây, nhc kch ti TP.HCM đã có nhng bưc biến chuyn bt ng khi nhiu tác phm chinh phc khán gi, to nên nhng du n riêng.

Cảnh trong vở nhạc kịch “Tiên Nga”. Ảnh: K.N

Nhiu hưng đi mi

Theo dự kiến, ngày 14-12, vở kịch “Tiên Nga” (dựa trên truyện thơ Lục Vân Tiên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu) của đạo diễn - NSƯT Thành Lộc sẽ ra mắt khán giả. Theo NSƯT Thành Lộc: “Tôi vốn rất yêu nhạc kịch, những vở nhạc kịch của các bạn trẻ càng thôi thúc tôi phải sớm thực hiện dự án nhạc kịch mình đã ấp ủ”. Với sự đầu tư kỹ lưỡng, nghiêm túc, “Tiên Nga” được dự báo là có một sức hút rất mạnh với công chúng chẳng kém gì thể loại kịch giải trí đang được xem là thế mạnh của sân khấu kịch Sài Gòn. Như vậy, có thể thấy, nhạc kịch đã và đang có một sức sống không hề nhỏ trong lòng những người yêu nghệ thuật giữa thị trường giải trí quá hỗn độn hiện nay.

Trong làng nhạc kịch trong nước không thể không nhắc đến nhóm Buffalo. Nhóm Buffalo làm nên tên tuổi của mình bởi phong cách kịch rất riêng. Sau thành công vang dội của vở nhạc kịch “Chicago”, nhóm đã tiếp tục cho ra mắt một loạt vở nhạc kịch khác với nhiều đề tài khác nhau. Dù là lấy kịch bản chuyển thể từ vở diễn của sân khấu nước ngoài hay kịch Việt Nam, Buffalo đều tạo được một dấu ấn riêng. Những vở nhạc kịch như “High School Musical”, “Tuyết Sài Gòn”, “Vũ nữ”, hay “Tấm Cám”... đều được khán giả đón nhận nồng nhiệt.

Nhiều sân khấu cũng thử nghiệm với nhạc kịch và đã khá thành công. Năm 2017, sân khấu kịch Trịnh Kim Chi đã tự làm mới mình với vở nhạc kịch “Lọ Lem truyền kỳ” đầy màu sắc. Vở nhạc kịch cảm tác từ câu chuyện Lọ Lem nhưng được thổi vào những chi tiết mới lạ, phù hợp cho đối tượng khán giả là cả gia đình nên được người xem cảm thấy gần gũi, thích thú. Chính hình thức Việt hóa các vở nhạc kịch nổi tiếng thế giới, đại chúng hóa âm nhạc hàn lâm của những người làm nghề khát khao chinh phục đã đang mang đến cho thị trường giải trí trong nước những làn gió mới, góp phần tạo nên sự đa dạng các loại hình biểu diễn.

N lc đáng ghi nhn

Có thể thấy, trong xu hướng thị trường giải trí nghiêng về gameshow, các chương trình truyền hình thực tế, nhạc kịch như những món ăn lạ vị đổi mới cho khán giả. Sự nỗ lực của những người làm nhạc kịch thật đáng ghi nhận. Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM cũng không ngừng làm mới mình khi là một trong những đơn vị đã có nhiều sự nỗ lực để góp phần đại chúng hóa nhạc kịch.

Với nhiều sinh viên, nhạc kịch cũng là thể loại thu hút để tìm thêm những trải nghiệm mới mẻ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Đầu tháng 11-2017, vở nhạc kịch “Những người khốn khổ” được Trần Minh Tuấn, SV ngành đạo diễn Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM chọn làm bài tốt nghiệp cũng đã tạo nên dấu ấn riêng. Với khán giả nhí, nhạc kịch cũng là thể loại hấp dẫn nếu người làm sân khấu biết tìm hướng đi mới, phù hợp với độ tuổi của các em. Tháng 10 vừa qua, vở nhạc kịch “Bé chịu chơi” là nốt thăng trong thị trường sân khấu thiếu nhi đang quá ảm đạm lúc này. Không chỉ được đầu tư hoành tráng về cảnh trí, phục trang, kịch bản của “Bé chịu chơi” xoay quanh áp lực học hành của trẻ thơ với những câu chuyện gần gũi với các bé lẫn các bậc phụ huynh. Đây cũng được xem là show diễn hoành tráng đầu tiên tại Việt Nam dành cho thiếu nhi mà các diễn viên thiếu nhi đóng vai chính, chinh phục hoàn toàn khán giả bằng diễn xuất xuất thần cùng khả năng hát múa nhuần nhuyễn.

Chn nhc kch trong xu hưng làng gii trí hin nay là mt hưng đi táo bo, có phn liu lĩnh nhưng vì nim đam mê vi ngh thut, nhiu ngh sĩ vn mi miết đi tìm nhng s th hin mi cho nhc kch ti Vit Nam. Bài toán kinh phí là vn đ làm đau đu nhiu ngh sĩ. Tuy nhiên, nếu biết “tht lưng buc bng”, nhng ngưi làm nhc kch vn có nhng tia hy vng le lói. “Tm Cám” đưc xem là v din có doanh thu cao nht ca nhóm Buffalo khi doanh thu chm mc 1 t đng.

Chọn nhạc kịch trong xu hướng làng giải trí hiện nay là một hướng đi táo bạo, có phần liều lĩnh nhưng vì niềm đam mê với nghệ thuật, nhiều nghệ sĩ vẫn mải miết đi tìm những sự thể hiện mới cho nhạc kịch tại Việt Nam. Bài toán kinh phí là vấn đề làm đau đầu nhiều nghệ sĩ. Tuy nhiên, nếu biết “thắt lưng buộc bụng”, những người làm nhạc kịch vẫn có những tia hy vọng le lói. “Tấm Cám” được xem là vở diễn có doanh thu cao nhất của nhóm Buffalo khi doanh thu chạm mốc 1 tỷ đồng.

Những ai quan tâm đến thị trường giải trí trong nước đôi khi sẽ lắc đầu ngán ngẫm khi nhiều chương trình giải trí, nhiều sân khấu hiện nay chạy theo nền giải trí thị trường, mang tính “mì ăn liền”. Vẫn còn quá sớm để có thể khẳng định liệu nhạc kịch có thể làm nên “cơn sốt” nhạc kịch trong làng giải trí Việt hay không. Nhạc kịch không chạy theo con đường quen thuộc, không có những scandal ồn ào để “câu khách”,... Chính vì những bước đi lặng lẽ, âm thầm suốt thời gian qua, nhạc kịch đang dần tạo được chỗ đứng riêng trong mắt những khán giả khó tính.

Yên Hà