Thứ ba, 19/9/2017, 20h37

Nhạc trẻ đầy sạn

Thi gian qua, không ít nhng ca khúc nhc tr c xúy li sng không lành mnh, bt cn trong thanh thiếu niên đưc lan truyn mt cách chóng mt.

Ca khúc “Quăng tao cái boong” đưc qung cáo rm r nhiu nơi

Hn đn nhc tr

Khi MV ca khúc rap “Quăng tao cái boong” của Huỳnh James và Pjnboys được tung lên Youtube đã nhanh chóng có lượt xem “khủng” và hàng chục nghìn lượt like. Tính đến thời điểm này, lượng xem ca khúc đã gần 88 ngàn lượt. Có thể thấy, lượng người nghe, xem, download ca khúc này rất cao, thậm chí là “ngang ngửa” so với nhiều ca khúc nổi tiếng của các nghệ sỹ tên tuổi hiện nay.

“Cái boong” trong tiêu đề bài hát được cho là một dụng cụ dùng để hút cần sa. Ca từ ca khúc cũng có nhiều từ ngữ không thể chấp nhận như: “Vì công việc hàng ngày chất chứa quá nhiều toàn những vết ố/ Nên vì thế tao dùng cỏ khô/ Tẩy rửa đi hết những điều thống khổ... Nào nào mình cùng lại đây phê pha/ Phê cho nó hết thấy đường về nhà/ Nào mình cùng lại đây la, la/ Chơi cho nó hết tối nay ngủ chuồng gà…”

Dù mang tính tiêu cực, cổ xúy lối sống không lành mạnh trong giới trẻ nhưng ca khúc lại được đón nhận cách nồng nhiệt, tạo nên “cơn sốt”. Rất nhiều bạn trẻ lại hát vang những ca từ đang “đầu độc” nền âm nhạc trẻ. Không chỉ có lượt xem, lượt chia sẻ “khủng” trên mạng, “Quăng tao cái boong” còn là ca khúc được cover (hát lại) rất nhiều trong thời gian qua. Chỉ cần gõ từ khóa “Quăng tao cái boong” là đã có khoảng gần 869.000 kết quả. Điều này đủ cho thấy độ “nóng” của ca khúc. Thậm chí các trang nhạc chính thống cũng liên tục cập nhật ca khúc này để đáp ứng nhu cầu người nghe.

Cách đó không lâu, Huỳnh James và Pjnboys cũng từng nổi đình nổi đám trên cộng đồng mạng với MV ca khúc “Bê rồi ông cố ơi”. MV ca khúc này cũng tràn ngập những ca từ cổ xúy cho lối sống phóng túng, hình ảnh ăn chơi của giới trẻ. Quả thật, những bài hát như thế này đang “đầu độc” trình độ cảm thụ âm nhạc của giới trẻ.

Cn mnh tay vi ca khúc “sn”

Theo mt s bn tr cho rng nhng ca khúc như “Quăng tao cái boong”, “Khu tao sng”... đưc yêu thích vì có giai điu d nghe, l tai, đánh trúng tâm lý ca ca gii tr. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu xa vn đ thì s nguy hi này s tác đng ngm theo thi gian bi âm nhc ngoài chc năng gii trí, thm m, còn có chc năng giáo dc. Nhng sn phm âm nhc này vn đang trôi ni trên rt nhiu phương tin và không ít ngưi nghe là gii tr vn đang tiếp cn hàng ngày vi chúng.

Năm 2014, ca khúc “Phiếu bé ngoan” với nhiều từ ngữ phản cảm của một nhóm bạn trẻ thuộc dòng nhạc underground gồm Đạt Low, T-Akayz, Bueno và Mr.T đã bị Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) “sờ gáy”. Tuy nhiên, số lượng ca khúc đầy “sạn” trong dòng nhạc trẻ bị “sờ gáy” khá ít ỏi. Câu chuyện về vấn nạn nhức nhối này đã tồn tại từ lâu trên thị trường nhạc trẻ, “đầu độc” thẩm mỹ xã hội. Nhiều ca khúc nhạc trẻ đầy “sạn”, thậm chí còn được ví là “rác” âm nhạc như bài rap “Khu tao sống” của Wowy và Karik, “Em tao hip hop” của Jombie, Lục Lăng và Endless, “Được thì tiến, không thì biến” của Yuki Bo và Ngân T, “Theo tao” của Huỳnh James và Jack, “Đêm tàn” của J.T.A Khanh Le…

Một số câu trong một các bài hát còn được nhiều người sử dụng như một câu cửa miệng để trêu đùa nhau. Thị trường nhạc Việt từng có những ca khúc mà chỉ mới nghe đến tựa đề bài hát đã “hết hồn” như: “Ô mai chuối”, “Không cảm xúc”, “Anh không đòi quà”, “Đẹp trai thì mới có nhiều đứa yêu”… Bài hát “Không quan tâm” do Minh Như thể hiện trong Xfactor 2016 từng gây nhiều tranh cãi trên các trang mạng xã hội. Điều đáng nói là tình trạng những ca khúc đầy “sạn” như thế vẫn được lưu hành. Không chỉ xuất hiện trên Youtube, những ca khúc đó lại còn xuất hiện ở nhiều trang nghe nhạc trực tuyến nên sự ảnh hưởng, lan truyền lại càng lớn.

Theo một số bạn trẻ cho rằng những ca khúc như “Quăng tao cái boong”, “Khu tao sống”... được yêu thích vì có giai điệu dễ nghe, lạ tai, đánh trúng tâm lý của của giới trẻ. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu xa vấn đề thì sự nguy hại này sẽ tác động ngầm theo thời gian bởi âm nhạc ngoài chức năng giải trí, thẩm mỹ, còn có chức năng giáo dục. Những sản phẩm âm nhạc này vẫn đang trôi nổi trên rất nhiều phương tiện và không ít người nghe là giới trẻ vẫn đang tiếp cận hàng ngày với chúng.

Thanh tra Bộ VH,TT&DL từng xử phạt hai trang nghe nhạc trực tuyến là Chacha.vn và Nhacvui mỗi trang 8 triệu đồng do phổ biến bản ghi âm bài hát “Phiếu bé ngoan”, “Tan Ka Ka” (Ganja) có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của Việt Nam. Thực tế cho thấy, các cơ quan chức năng vẫn chưa có sự mạnh tay trong việc chế tài nạn nhạc “sạn”, nhạc “rác”. Chính vì điều này mà không ít ca khúc đầy “sạn” và “rác” vẫn tồn tại ngang nhiên. Đặc biệt, các trang nghe nhạc trực tuyến lớn đã góp phần không nhỏ để “tiếp tay” cho việc lan truyền trong giới trẻ. Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại khi những ca khúc với lời lẽ, hình ảnh không lành mạnh, cổ xúy cho lối sống bất cần, phá phách trong thanh thiếu niên.

Bài, nh: Yên Hà