Thứ ba, 22/8/2017, 23h25

Nhận biết loại muỗi gây sốt xuất huyết

B trưng B Y tế Nguyn Th Kim Tiến cho biết, mui thưng có mt khp nơi và mang theo nhiu virus gây bnh nguy him như st xut huyết và vàng da nht là ging mui vn Aedes. Vì thế, mun ngăn chn dch st xut huyết (SXH) như thi đim hin nay, bng mi cách ngưi dân phi có bin pháp dit tr mui.

Quy trình phát triển của muỗi vằn Aedes (tư liệu của Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM)

Muốn vậy trước hết chúng ta phải biết nhận diện loại muỗi gây ra bệnh SXH để từ đó phòng tránh một cách có hiệu quả nhất. 

Nguy him t mui vn Aedes

Theo tài liệu của Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, muỗi là động vật nhỏ bé nhưng rất nguy hiểm vì có thể truyền nhiều bệnh và trở thành tác nhân gây bệnh cho con người. Muỗi có nhiều loại như: muỗi Culex gây bệnh viêm não Nhật Bản B, muỗi Aedes truyền vi rus SXH và vi rút Zika, muỗi Anophen lây truyền bệnh sốt rét, muỗi cát gây bệnh sốt vàng vùng Phi châu. Muỗi Aedes chính là thủ phạm lây truyền dịch SXH cho con người có đặc điểm nhận dạng chân, bụng, thân có khoang đen trắng rõ rệt nên thường gọi chúng là muỗi vằn. Theo nghiên cứu, đây là loại muỗi có khả năng mang virus SXH Dengue, truyền bệnh từ người này sang người khác thông qua việc chích và hút máu người. Do có hình dạng nhỏ, bay rất nhanh nên khó bắt. Loại muỗi này thường hoạt động vào lúc chạng vạng hoặc bình minh nghĩa là tranh tối tranh sáng. Những nơi ánh sáng yếu như bụi rậm rừng sâu muỗi có thể hoạt động suốt ngày. Muỗi vằn đẻ trứng vào những nơi ao tù vũng đọng, kể cả những nơi lượng nước ít như trong lốp xe, mảnh sành, bát vỡ… Có nghĩa là chỗ nào có nước dơ bẩn là chỗ đó muỗi có thể sinh sôi và nảy nở. Ngoài ra, muỗi vằn còn đậu nơi ít người qua lại như góc nhà xó bếp tối tăm, quần áo, chăn màn….

Như vậy muốn phòng tránh bệnh SXH chúng ta phải tìm cách diệt trừ và phòng tránh muỗi vằn Aedes bằng mọi cách. BS Bùi Khắc Thức - Trung tâm y tế dự phòng Q.Gò Vấp khuyên, khi đi ngủ mọi người phải mắc mùng, dùng vợt diệt muỗi thường xuyên. Đây là điều hiển nhiên nhưng nhiều người vẫn “quên”. Đó là khi thời tiết nóng nực, ngủ không có màn thì vẫn mát hơn hoặc cứ suy nghĩ khi nào ngủ thì mới buông mùng xuống nhưng sau đó lại ngủ say lại quên.

Nâng cao ý thc dit tr mui

Những người ngủ võng, ngủ ở chung cư cao tầng cũng xem thường các loại muỗi vì cho rằng ở trên cao muỗi không bay lên được. Tuy nhiên, thực tế lại khác có những chung cư tầng 10 trở lên vẫn có muỗi hoành hành. Nhiều người ở nhà có thói quen ở trần và mặc áo quần ngắn. Đây cũng là “miếng mồi ngon” cho các loại muỗi chích hút trực tiếp nhất là khi ở trong buồng hoặc vào nhà vệ sinh.

“Đ ngh các bnh vin tuyến cui tp hun nhanh, thc hin nghiêm túc phác đ điu tr, luôn chun b sn sàng cơ chế bnh. Đi vi ngưi dân cn nâng cao ý thc phòng tránh bnh SXH  mi nơi mi lúc” - B trưng B Y tế Nguyn Th Kim Tiến nhc nh

Ngành y tế đưa ra khẩu hiệu: “Không có lăng quăng thì không có SXH” vì thế bằng mọi cách phải “đào tận gốc, trốc tận rể” nguồn sống của lăng quăng. Bộ Y tế khuyến cáo người dân hàng tuần thực hiện các biện phát diệt lăng quăng, bọ gậy như: thả cá vào hồ chứa nước, thay nước thường xuyên vào bình hoa, loại bỏ các vật liệu phế thải, chai lọ không cho muỗi để trứng. Không dùng dụng cụ chứa nước lâu ngày trong nhà, khi dùng thau chậu xong nên lật úp xuống để ngăn chặn nơi sinh sống của lăng quăng. Khi muỗi hoạt động mạnh với mật độ cao hay cao điểm của dịch SXH thì phải sử dụng hóa chất như malathion, permethin, phun ULV (ultra - low volume) dưới dạng sương mù để tiêu diệt muỗi.

Đối với các chung cư, nên phun tất cả các tầng, nếu phun tầng 1, 2 mà không phun các tầng khác thì cũng như không vì muỗi cũng có thể sống ở tầng cao hơn. Trong khu dân cư, nhà nào cũng được phun vì nếu phun một nhà thì muỗi có thể bay từ nhà này sang nhà khác. Phun xong không được vào nhà liền mà phải chờ 30 phút sau để tránh nhiễm độc thuốc. Tuy nhiên phun hóa chất chỉ là biện pháp nhất thời, quan trọng hơn vẫn là diệt nguồn ổ bệnh là lăng quăng, bọ gậy. Không chỉ khu dân cư mà các công sở cũng phải làm tốt công tác chống dịch SXH vì tại các văn phòng cơ quan, nơi làm việc mật độ muỗi cũng dày đặc, tiểm ẩn những nguy cơ về ổ dịch SXH.

Do đỉnh điểm SXH nên các BV thường quá tải vì thế có tình trạng nằm ghép 2, 3 người chung 1 giường bệnh làm cho nguy cơ tử vong cao vì BS không theo dõi hết BN và có thể lây chéo do nằm chung. Vì thế, Bộ trưởng Bộ Y tế khuyên các BV cần phân đúng loại bệnh, nhẹ thì đưa về tuyến dưới còn ca nặng thì chuyển lên tuyến trên để cứu chữa. Đây là cách để hạn chế nguy cơ tử vong do dịch SXH đang lan diện rộng như hiện nay. “Đề nghị các bệnh viện tuyến cuối tập huấn nhanh, thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị, luôn chuẩn bị sẵn sàng cơ chế bệnh. Đối với người dân cần nâng cao ý thức phòng tránh bệnh SXH ở mọi nơi mọi lúc” - bà Tiến nhắc nhở.

Nguyn Hoàng Anh