Thứ bảy, 16/6/2018, 23h20

Nhân sự ngành logistics: Thiếu cả số lượng lẫn chất lượng

Nhân lc ngành logistics Vit Nam hin đang thiếu và yếu, ch có 4% tho tiếng Anh nghip v, trình đ CNTT còn hn chế, 30% doanh nghip (DN) tuyn dng phi đào to li… Thông tin này đưc đưa ra ti hi tho Tng quan ngun lc logistics Vit Nam và đnh hưng ngh nghip do Trưng CĐ K ngh II phi hp vi Trưng Logistics và Hàng không Vit Nam (Vilas) t chc ngày 16-6.

TS. Nguyn Th Hng (Trưng CĐ K ngh II) và đi din Vilas ký kết hp tác đào to ngành logistics. Ảnh: T.An

Theo ông Trần Chí Dũng (chuyên gia logistics), hiện Việt Nam có khoảng 3.000 DN hoạt động trong lĩnh vực logistics, trung bình có 20 nhân viên/DN; mức tăng trưởng nhân sự 7,5% trong 5 năm (2016-2020), tương đương 177.500 nhân sự cần đào tạo. Ngoài ra, còn có khoảng 166.000 nhân sự cần đào tạo hoạt động trong các công ty vận tải, cảng, nhà ga.

“Việt Nam thiếu cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực logistics chất lượng cao. Hiện chỉ có khoảng 200.000 nhân viên chuyên nghiệp/gần 1 triệu người hoạt động trong lĩnh vực này. Theo đó, nhân lực thiếu kiến thức toàn diện như trình độ CNTT còn hạn chế, chưa theo kịp tiến bộ logistics của thế giới; chỉ 4% nhân lực thông thạo tiếng Anh nghiệp vụ…”, ông Dũng thông tin.

TS. Nguyễn Thị Hằng - Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II - cho rằng, lâu nay việc đào tạo ngành logistics còn manh mún, chưa chuyên sâu nên chưa thể cung cấp cho thị trường nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu của DN. “Cũng như các ngành nghề khác, với ngành logistics, chúng tôi luôn xem DN là một chủ thể, cùng đồng hành với trường xuyên suốt trong quá trình đào tạo, không tách rời từ nhu cầu đến việc làm”, bà Hằng đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành logistics.

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, ông Huỳnh Văn Tý cho rằng, để góp phần đào tạo nhân lực logistics chất lượng cao, DN cần có sự hợp tác, gắn bó với trường, mở ra cho SV suy nghĩ, định hướng nghề nghiệp.

Về cơ hội việc làm ngành logistics, bà Trần Đình Bảo Trân (Công ty Samsung Electronic HCMC) chia sẻ: Vì chưa có nhân lực đào tạo bài bản về ngành logistics nên các nhà máy, xí nghiệp trong các KCX-KCN tuyển dụng quản lý kho hầu hết xuất thân từ các ngành nghề khác. Đây là ngành nghề đặc biệt, DN “săn” người có hiểu biết về kho bãi, quản lý hàng hóa kho để đào tạo thêm. Bất cứ ngành, nghề nào, cơ hội việc làm sẽ càng cao, mức lương càng hấp dẫn nếu có kiến thức về kho bãi. Mức lương logistics tùy theo khối lượng công việc, trung bình lương khởi điểm ở cấp 1 (nhân viên): 300 USD/ tháng; cấp 2 (quản trị kho, điều phối): 700-1.000 USD/ tháng và cấp 3 (quản trị, quản lý hệ thống): từ 1.500 USD trở lên.

Ông Trần Chí Dũng khẳng định, ngành logistics của Việt Nam bị “bỏ quên” trong nhiều năm. Nhận thức được nhu cầu thị trường lao động nhưng phần lớn các trường gặp khó khăn vì chưa có mã ngành. Đến thời điểm này, tại Việt Nam có 27 trường tham gia mạng lưới đào tạo logistics nhưng chưa có trường ĐH nào dạy đầy đủ các chuyên ngành dịch vụ của ngành này. Mỗi trường có một thế mạnh riêng về logistics đường bộ, đường thủy… nhưng nhìn chung thiếu mảng nghiệp vụ, vì vậy chúng tôi kỳ vọng ở các trường CĐ sẽ có chương trình đào tạo chuyên sâu, đi từng chuyên ngành hẹp mà DN cần.

Theo ông Đặng Duy Tân (Công ty CP Vinalines Logistics Vinaline, TP.HCM), tốt nghiệp ngành này, SV có thể chọn làm việc ở mảng kho hàng (lưu trữ và bảo quản hàng hóa tạm thời trước khi đưa ra thị trường); mảng vận tải (xây dựng kế hoạch vận tải chi tiết theo từng tuyến đường, khung giờ, loại xe…) và phân phối (phân tích chiến lược phát triển kênh phân phối, đánh giá lợi thế của kênh phân phối…).

Trn An