Thứ năm, 19/4/2018, 23h25

Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác với ĐBSCL

Trong 2 ngày 18 và 19-4, ti TP.Cn Thơ đã din ra Hi ngh “Gp g Nht Bn - khu vc ĐBSCL” do B Ngoi giao phi hp vi TP.Cn Thơ t chc. Đây là hot đng nm trong khuôn kh các hot đng k nim 45 năm thiết lp quan h ngoi giao VN - Nht Bn (1973-2018).

Th trưng Bùi Thanh Sơn trao tng Huân chương Hu ngh cho ông Kato Hitoshi, Ch tch Hi Hu ngh VN - Nht Bn. Ảnh: Đ.P

Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Đại sứ Nhật Bản tại VN Umeda Kunio, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương, doanh nghiệp (DN) của hai nước...

Tại đây, TP.Cần Thơ đề xuất Chính phủ Nhật Bản quan tâm đầu tư dự án trang thiết bị, trị giá khoảng 1.500 tỷ đồng cho Bệnh viện Tim mạch với quy mô 300 giường, phục vụ người dân Cần Thơ và khu vực; hỗ trợ đào tạo cán bộ y tế; chia sẻ kinh nghiệm và ứng dụng kỹ thuật y học tiên tiến trong điều trị. Đồng thời hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển CNTT, tiết kiệm năng lượng, bảo quản và chế biến nông sản, đặc biệt là hợp tác, hỗ trợ để Cần Thơ xây dựng trung tâm sản xuất, lai tạo giống chất lượng cao về lúa, các loại trái cây, vật nuôi, nhất là thủy sản, cung cấp cho cả vùng. TP.Cần Thơ đã quy hoạch Khu công nghiệp VN - Nhật Bản để kêu gọi đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi dành cho DN Nhật Bản. Ngoài ra Cần Thơ cùng ĐH Cần Thơ thành lập Trung tâm Nghiên cứu về Nhật Bản đặt tại ĐH Cần Thơ, nơi đây sẽ dạy tiếng Nhật và tạo điều kiện tăng cường giao lưu văn hóa Việt - Nhật cho người dân trong vùng.

Còn các địa phương khác trong khu vực ĐBSCL mong Chính phủ Nhật Bản quan tâm, hỗ trợ, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống giao thông tại khu vực và kết nối với TP.HCM; kêu gọi DN Nhật Bản tăng cường đầu tư vào các khu công nghiệp, giúp các địa phương thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ; chế biến những sản phẩm vốn là thế mạnh từng địa phương...

Về GD-ĐT, các sở GD-ĐT và trường ĐH tại ĐBSCL kiến nghị Bộ Ngoại giao, Bộ LĐ-TB&XH cùng Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật cho người lao động, tăng số thực tập sinh, HS-SV và người lao động đến Nhật học tập và làm việc.

PGS.TS Võ Ngọc Hà - Hiệu trưởng Trường ĐH Tiền Giang - cho biết: “Trường có chủ trương đưa kỹ sư sang Nhật để thực tập, nâng cao tay nghề. Nếu được các em sẽ làm việc tại Nhật một thời gian. Phía Nhật đã tiếp nhận một số em. Khó khăn lớn nhất trong chủ trương này là không có cơ sở dạy tiếng Nhật cho SV và các kỹ sư để tham gia chương trình. Rất mong Chính phủ Nhật hỗ trợ đào tạo giảng viên dạy tiếng Nhật cho SV và người dân vì nhu cầu học tiếng Nhật của người Việt rất cao. Nguồn nhân lực tiếng Nhật sẽ đóng vai trò cầu nối giữa VN và Nhật Bản trong việc thu hút đầu tư từ Nhật, hoạt động kinh doanh với các công ty Nhật”.

Về vấn đề này, ông Asazuma Shinichi - Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản - cho biết: “Trong hơn 230.000 người VN đang học tập và làm việc tại Nhật chỉ có khoảng 3.000 người ở ĐBSCL, tỷ lệ rất thấp so với các vùng miền khác. Chúng tôi mong lãnh đạo các tỉnh, thành trong vùng tuyên truyền, quảng bá trong thanh niên, HS-SV về chương trình tuyển chọn lao động, du HS và thực tập sinh mà Chính phủ Nhật dành cho VN. Chúng tôi biết là có những bạn muốn sang Nhật lao động nhưng bị lừa, bị mất số tiền khá lớn. Các bạn cần biết đối với các chương trình này Chính phủ Nhật hoàn toàn tài trợ, không đòi tiền đặt cọc, thù lao hay tiền hoa hồng, kể cả với các công ty tuyển dụng của Nhật. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ nhận người thông qua sự đào tạo, giới thiệu của Bộ LĐ-TB&XH VN… Hiện VN có 219 cơ sở dạy tiếng Nhật đã và đang đào tạo tiếng Nhật cho hơn 64.000 người; nhưng tiếc là các cơ sở tập trung nhiều ở Hà Nội và TP.HCM. Chính phủ Nhật đã xây dựng chương trình hỗ trợ GD tiếng Nhật tại ĐBSCL. Chúng tôi đang đào tạo giáo viên dạy tiếng Nhật cho Trung tâm Ngoại ngữ, ĐH Cần Thơ và hỗ trợ Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản thực hiện chương trình tham quan Nhật Bản cho giảng viên các trường ĐH VN. Năm 2018 chúng tôi sẽ tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu người học tại ĐBSCL. Từ kết quả này chúng tôi xem xét xây dựng kế hoạch về chương trình hỗ trợ GD tiếng Nhật, từ Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản, song song với thúc đẩy chương trình nghiên cứu về Nhật tại VN và chương trình giới thiệu văn hóa Nhật Bản tại ĐBSCL”.

Ông Bùi Thanh Sơn - Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao - nhận xét: “Hội nghị là cơ hội tuyệt vời để hai bên kết nối, thảo luận, trao đổi và thống nhất các phương hướng lớn, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương trong vùng với các đối tác Nhật Bản, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của cả hai bên. Tôi cho rằng, bên cạnh các chính sách của Trung ương và chính quyền địa phương, DN của VN và Nhật mới chính là đối tượng thực hiện những kiến nghị về các lĩnh vực này. Thời gian tới, mong lãnh đạo các tỉnh, thành trong vùng tiếp tục liên hệ, làm việc với Chính phủ, các DN và các tổ chức Nhật Bản để đưa những cam kết giữa hai bên đi vào hiện thực”.

Đan Phưng