Thứ ba, 12/12/2017, 21h52

Nhớ về đoàn quân K33

Ngày 22 tháng 12 năm 1964 trong không khí hân hoan c min Bc nhit lit chào mng k nim tròn 20 năm ngày thành lp Quân đi nhân dân Vit Nam ti khu vc đi c ngoi vi th xã Phú Th có mt đoàn quân hùng hu lng l ra đi. Đó chính là đoàn Dân - Chính vi 200 cán b khi GD, y tế, thanh vn, nông nghip theo s điu đng ca TW lên đưng vào Nam chi vin cho tin tuyến.

Hp mt cán b đoàn K33 hàng năm

Thời gian hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng đến hôm nay, trong tận đáy lòng của nhiều cán bộ, nhà giáo cột mốc lịch sử hào hùng đó vẫn không bao giờ quên.

Lên đưng gieo mm cách mng

Sau 10 năm miền Bắc được giải phóng, cuộc sống hòa bình từng ngày đổi sắc thay da. Nhưng chính thời điểm này, đế quốc Mỹ bắt đầu tìm cớ leo thang ra miền Bắc và “bấm nút” mở màn chiến tranh cục bộ ở miền Nam. Với tinh thần dành sức người, sức của cho tiền phương, lớp lớp thanh niên cả nước xếp lại ước mơ của tuổi trẻ để chi viện cho chiến trường sục sôi bom đạn đang chờ đợi từng phút từng giây. Đây cũng là vinh dự lớn lao cho các chàng trai cô gái có tên trong lớp huấn luyện công tác thanh vận của đoàn mang mật danh K33. Là một trong những người có tên trong danh sách đầu tiên, nhà báo Đinh Phong nhớ lại: “Hầu hết là những cán bộ trẻ tuổi vừa tốt nghiệp các trường trung cấp, đại học hoặc mới ra trường một vài năm. Nếu cán bộ miền Nam tập kết coi như nghĩa vụ trở về quê hương thì cán bộ miền Bắc muốn ra đi thì phải được gia đình chấp thuận dù tình nguyện xung phong”. Theo lời kể của nhà báo Đinh Phong, ký tên cho con ra trận trong cảnh “dầu sôi lửa bỏng” làm cha làm mẹ ai cũng đều cân nhắc vì mang theo nỗi lo âu. Nhưng không phải vì thế mà gia đình nào cũng từ chối.

Từ nhiều ban ngành và địa phương về tụ họp tại vùng núi Phú Thọ, các thành viên trong đoàn bắt đầu làm quen nhau sau những ngày tập luyện trên thao trường. Tuy không phải là người lính nhưng bất kể trai hay gái đều 3 tháng tập luyện mang vác hành quân, bồi dưỡng thể lực chuẩn bị hành trang để chờ ngày xuất phát. Dù đang đứng trên bục giảng, cô giáo Phạm Kim Dung - GV Trường Cấp 3 Nông Cống (Thanh Hóa) là 1 trong số 11 GV nữ cũng xin gửi lại giáo án cho đồng nghiệp để trở về quê hương phục vụ: “Không chỉ tập luyện ban ngày mà ban đêm chúng tôi vẫn hành quân quanh đồi cọ với ba lô nặng 30 ký trên vai. Đi dưới ánh trăng mồ hôi ướt đẫm nhưng ai cũng náo nức chờ ngày lên xe vượt Trường Sơn”. Ngoài mấy bộ quần áo là những viên gạch, sỏi đá chất đầy cho đủ số lượng đã quy định. Sau giờ dã ngoại những lời ca tiếng hát và trò chơi tập thể đã xua tan mệt mỏi. Ngoài niềm mong đợi lên đường, sau khi được nhà thơ Tố Hữu và đồng chí Lê Duẩn, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch đến động viên, anh chị em còn có một nỗi khát khao hơn là chờ mong được Bác Hồ ghé thăm. Thế nhưng mong đợi cũng chỉ là mong đợi vì Người bận nhiều việc.

Ngày ra đi đy ý nghĩa

Sau 53 năm vưt Trưng Sơn, bây gi h đu đã lên lão nhưng mi khi đến ngày 22 tháng 12 hàng năm tt c đu t hp nhau ti hi trưng tr s Hi nhà báo TP.HCM đ hàn huyên tâm s. Nhng ngày lên đưng theo tiếng gi ca t quc vi sc tr Phù Đng vn là nhng ký c đp ca các cán b, nhà giáo lão thành đoàn K33 mà h đã mang theo sut cuc đi chinh chiến ca mình.

Hàng năm cứ vào dịp gặp nhau đúng ngày 22-12, có một bài thơ được anh em đọc thuộc lòng đó là bài Đưa tiễn. Đây cũng là bài thơ được nhà thơ Tố Hữu đọc ngay dưới chân đồi cọ để động viên 200 cán bộ chuẩn bị lên đường trên đồi Phú Thọ với những câu thơ giục giã lòng người: “Đi đi non nước chờ anh đó/Tiền tuyến cần có hậu phương”. Buổi lễ xuất quân hừng hực tinh thần ra trận càng thêm ý nghĩa khi được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22 tháng 12 năm 1964. Như trăm con suối nhỏ chảy về sông lớn, sau những tháng ngày vượt đèo leo dốc, đoàn quân đã vào tận chiến trường Tây Nam để tăng cường lực lượng cho các tiểu ban. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của ông Đỗ Tấn Huỳnh là đi qua một rừng thông tuyệt đẹp giáp với biên giới Việt - Lào. Sau khi đổi lương khô, đường sữa lấy gà, vịt đoàn chia ra 2 nhóm. Hơn 10 người về chiến trường Trị - Thiên khói lửa trong đó có các nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ. Còn phần đông anh em tiếp tục hành quân về “Ông Cụ” xa lắc xa lơ.

Vất vả gian lao trong 86 ngày rồi cũng khép lại, bước chân cuối cùng đã dừng hẳn ở căn cứ TW cục ở Tây Ninh đúng vào dịp thành lập Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh 26-3-1965. Những cái bắt tay và nụ cười rạng rỡ của một đoàn quân hành quân không mỏi giữa mưa rừng và nắng gắt Trường Sơn. Sau khi thăm hỏi, đoàn K33 bàn giao lại huy hiệu và cờ truyền thống cho đoàn cán bộ thanh vận ở chiến trường để kịp trao cho các đại biểu dũng sĩ diệt Mỹ tham gia đại hội Đoàn. Trước lúc chia tay ai cũng bịn rịn và mong hẹn ngày gặp lại. Thế nhưng, sau ngày thống nhất đất nước, bên cạnh những cán bộ, giáo viên hoàn thành nhiệm vụ là những đồng chí thương binh đã để lại một phần thân thể của mình trên chiến trường khốc liệt. Có nhiều đồng chí ra đi mãi mãi vì đã hy sinh cả cuộc đời mình cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc như anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Văn Bé, nhà giáo Lê Đăng Bảng, Lê Thị Bạch Cát, Ca Lê Hiến (nhà thơ Lê Anh Xuân)... nhưng xương máu và tuổi thanh xuân của họ không hề uổng phí khi tô thắm thêm lá cờ hòa bình tự do độc lập cho tổ quốc quê hương.

Bài, nh: Phan Quang