Thứ bảy, 23/6/2018, 11h10

Những bông hoa trong vườn Bác

Vinh d đưc Công đoàn ngành giáo dc TP.HCM tuyên dương v vic thc hin tt “Hc tp và làm theo tư tưng, đo đc, phong cách H Chí Minh”, các thy cô giáo mi ngưi mi v, ta như nhng bông hoa trong vưn Bác, ta sc hương làm đp cho đi.

Nhà giáo tr tiêu biu

Tính đến thời điểm năm 2017 là lần thứ 10 Thành đoàn TP.HCM trao tặng danh hiệu Nhà giáo trẻ tiêu biểu cho những giáo viên trẻ, giàu tâm huyết, tài năng, hết lòng với sự nghiệp trồng người trên địa bàn TP. Thầy Nguyễn Minh Hoàng - Chủ tịch Công đoàn cơ sở THPT Mạc Đĩnh Chi - là một trong số 148 nhà giáo trẻ được tuyên dương, đồng thời cũng là 1 trong số 16 giáo viên cấp THPT đạt danh hiệu Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp thành phố năm 2017. Bên cạnh danh hiệu cao quý này, trong năm học vừa qua, thầy cũng vinh dự được trao tặng Bằng khen của UBND TP, đạt danh hiệu Nhà giáo trẻ tiêu biểu của Quận đoàn quận 6, bằng khen thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm liên tục và các giấy khen cấp trường, cấp quận và cấp ngành trong các hoạt động phong trào cũng như chuyên môn. Thầy Hoàng cho biết: “Khi nhận được những danh hiệu đó, cá nhân tôi cảm thấy rất vui mừng và hạnh phúc. Đây là những giá trị tinh thần khích lệ tôi rất nhiều trong công tác”. Để tiếp tục “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và xứng đáng với các danh hiệu đã được trao tặng, thầy Hoàng khẳng định bản thân và các thầy cô giáo nói chung cần tiếp tục phấn đấu trong quá trình công tác, phải là người tiêu biểu về chuyên môn, tiêu biểu về đạo đức và tiêu biểu về cống hiến. Đồng thời luôn nhắc nhở bản thân tu dưỡng rèn luyện đạo đức, sống gương mẫu, có trách nhiệm cao trong công việc, tác phong sư phạm chuẩn mực…

“Bà đ” ca hc sinh Trưng Sa thân yêu

Tựa như quy luật “hữu xạ tự nhiên hương”, nhắc đến cô Hà Thị Kim Sa - Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Hồng Hà - người ta nghĩ ngay đến hình ảnh của người thủ trưởng nhiệt tâm vì sự nghiệp giáo dục, vì tương lai của đàn em thân yêu biết bao thế hệ. Về chuyên môn, cô được đánh giá là người luôn có những chỉ đạo kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của một ngôi trường dân lập như đưa kỹ năng ứng xử, kỹ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống, kỹ năng mềm... vào tiết dạy chính khóa ngay trong thời gian hè. Đặc biệt, cô luôn đặt giáo dục đạo đức HS lên hàng đầu với phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn”. Mặc dù bận rộn quản lý hơn 2.500 HS của trường, nhưng cô luôn nỗ lực góp sức trong công tác xã hội, từ thiện. Hiện tại cô đang phối hợp với tổ chức quỹ học bổng “Vừ A Dính” nhận nuôi hơn 50 HS là con em đồng bào, biên giới, hải đảo. Vì học sinh Trường Sa thân yêu, trong nhiều năm qua cô đã phát động phong trào nuôi heo đất ở trường, được HS các khối lớp nhiệt tình ủng hộ và góp sức. Một lần trong một ngày hội thu heo đất, cô Sa bày tỏ: “Tôi rất xúc động và tự hào khi học trò của mình biết nhường cơm sẻ áo với các bạn HS ngoài đảo xa. Số tiền các em đóng góp tuy không nhiều nhưng tấm lòng của các em thì rất lớn”. Bên cạnh đó, cô cùng với tập thể giáo viên nhà trường còn là thành viên của Câu lạc bộ Trường Sa, Hoàng Sa, đã có những đóng góp rất tích cực nhằm hỗ trợ người dân và chiến sĩ ngoài hải đảo. Chính những nỗ lực làm đẹp cho trường, làm đẹp cho đời không ngừng nghỉ trong suốt bao nhiêu năm qua, nên cô đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tư lệnh Hải quân tặng Bằng khen năm 2017.

“Ba cơm tình thương” đong đy yêu thương

Là cô giáo dạy văn đạt nhiều thành tích, nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Bằng khen của UBND TP, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, cô Võ Thị Mỹ Phượng - Ủy viên BCH CĐCS Trường THPT Đa Phước - còn được biết đến là “người đưa đò tài ba” trong công tác bồi dưỡng HS giỏi. Nhờ có sự dìu dắt của cô, nên từ năm 2012 đến nay, Trường THPT Đa Phước đã có 13 HS đạt giải HS giỏi văn cấp thành phố, với các giải cao ở hạng nhất, nhì, ba. Không chỉ là nữ giáo viên tận tâm với nghề, yêu thương học trò hết mực, cô còn nhiệt tâm góp sức trong công tác xã hội, hỗ trợ những HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trăn trở trước hoàn cảnh của một em HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha bị bệnh không còn đi lại và lao động được, đến nỗi cha con em không có tiền để lo bữa cơm trưa như bao gia đình khác, mỗi ngày em chỉ được cha mẹ cho 2.000 đồng gửi xe đi học, nên trong tâm trí cô đã lóe lên ý tưởng lập “Bữa cơm tình thương” giúp các em HS thân yêu được no lòng. Nghĩ là làm, cô đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng lên thầy Hiệu trưởng Nguyễn Duy Tuyển (nay là Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên). Xúc động trước tấm lòng của cô giáo hiền hậu với HS khó khăn, thầy hiệu trưởng đã đồng ý ngay. Cả người thủ trưởng đơn vị và tất cả đồng nghiệp đều nhiệt tình ủng hộ sáng kiến này. Cho đến nay, với sự giúp sức của căng tin, “Bữa cơm tình thương” của cô giáo Phượng mỗi ngày vẫn tần tảo lo cho các em HS khó khăn những bữa ăn sáng, những bữa cơm chưa ngon, bổ dưỡng, chu đáo và đong đầy tình yêu thương của cô giáo Phượng và những thầy cô giáo Trường THPT Đa Phước luôn hết lòng vì HS thân yêu.

Tm lòng cô giáo min nng gió

Là cô giáo trẻ, hiền lành, xinh xắn, cô Nguyễn Ngọc Lan - giáo viên Tổ toán - hóa Trường THPT Cần Thạnh. Cô  người gốc Bình Tân về làm dâu đất Cần Giờ nắng gió khi nên duyên với người bạn học cùng chung giảng đường. Là nữ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác từ khi còn ở Bình Tân, thì khi đến Cần Giờ, những phẩm chất cao quý ấy vẫn tiếp tục phát huy mạnh mẽ. Cũng chính mảnh đất xa xôi này đã khiến cô giáo trẻ trải rộng tình thương đến với các em HS có hoàn cảnh khó khăn, quanh năm phơi nắng phơi gió cào nghêu để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Không thể cầm lòng trước hoàn cảnh của những em vì gia cảnh quá khó khăn, phải đối diện với nguy cơ bỏ học, cô giáo Lan đã âm thầm nuôi heo đất để tạo nguồn quỹ cá nhân. Từ nguồn quỹ này, cô đã trao học bổng cho một em HS lớp 12 trong chương trình “Thắp sáng ước mơ”. Bên cạnh đó, cô còn hỗ trợ 50% học phí cho HS có hoàn cảnh khó khăn của lớp chủ nhiệm 10A6 (năm học 2017-2018) giúp em được tiếp tục đến trường từ năm học này cho đến hết lớp 12. Bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn ở trường mình trong đất liền, cô còn kiên trì tham gia giảng dạy tại phân hiệu của trường tại xã đảo Thạnh An mặc dù có con nhỏ dưới 3 tuổi. Từ đất liền đến ngôi trường ở xã đảo mỗi lượt đi phải mất 1 tiếng đồng hồ tàu chạy, nhưng mỗi tuần cô vẫn cần mẫn đến với các em xã đảo 2 lần. Những tháng cận Tết, gió chướng dồn dập khiến tàu lắc lư vật vã, nhưng không “thắng” nổi sự kiên trì của cô giáo Lan, một thạc sĩ toán học đầy nghị lực và tình yêu thương đối với học trò trên mảnh đất xa xôi đầy nắng gió.

Vũ Phương