Thứ năm, 17/5/2018, 21h57

Những chú ong “cong mình” sáng tạo

Ong sáng to là câu lc b nghiên cu khoa hc có thâm niên nht, là “nim kiêu hãnh” ca Trưng THPT Nguyn Th Minh Khai (TP.HCM) khi sut 10 năm qua, các chú ong cn mn đem nhng kiến thc khoa hc, các bài hc trên lp ng dng vào đi sng. Đc bit là khơi lên nim hng thú đam mê nghiên cu khoa hc cho hc sinh trong trưng.

Các thành viên Câu lc b Ong sáng to bên nhng sn phm chế to thành công

Nhắc đến Câu lạc bộ Ong sáng tạo phải kể đến những chú robot ngộ nghĩnh điều khiển từ xa, Flycam tự chế, hay các sân chơi thực nghiệm mà ở đó học sinh có thể đưa kiến thức bác học từ sách vở đến gần với cuộc sống…

Sáng to qua nhng bài hc

“Từ kiến thức lý, hóa khó hiểu, khô khan của các bài học trên lớp, các thành viên trong Câu lạc bộ Ong sáng tạo sẽ “hô biến” thành những điều cụ thể, có thể nhìn thấy, sờ được và thực hành thông qua những buổi sinh hoạt tuần với 3 mảng hoạt động chính là toán - lý, tin - hóa, sinh…”, Trần Trương Thái Hồng Ngọc (học lớp 11P1, Phó chủ nhiệm câu lạc bộ) giới thiệu. Có thể kể đến các chủ đề sinh hoạt như nuôi cấy tinh thể, thí nghiệm hóa học, chế tạo tên lửa nước, lắp ráp robot, chế tạo khuôn nến…, không chỉ là sân chơi về khoa học mà còn “hóa giải” những kiến thức khó từ bài học trên lớp. Trong đó, nuôi cấy tinh thể là ứng dụng kiến thức hóa học trong chương trình lớp 10. Với mỗi một chất khi nuôi cấy sẽ tạo ra một màu sắc và hình dạng khác nhau. Ví dụ, nuôi từ phèn chua kết hợp với thuốc tím sẽ cho ra tinh thể màu tím, từ CUSO4 sẽ cho ra màu xanh lam, từ CROM là màu xanh lá… Trong khi đó, tên lửa nước lại là sân chơi về ứng dụng kiến thức vật lý, tận dụng những nguyên liệu tái chế từ vỏ chai nước, ống nhựa tạo ra những dàn tên lửa có độ phóng cao nhờ vào hỗn hợp không khí và nước được nén ở áp suất cao.

Với các buổi sinh hoạt về lắp ráp robot lại đem đến những kiến thức lập trình mới mẻ từ kiến thức nền cơ bản của tin học, cho phép chế tạo ra xe điều khiển từ xa, ống nhạc lửa, những chú robot ngộ nghĩnh… Còn những buổi học làm nến lại cho phép học sinh trong trường tạo hình những cây nến cho riêng mình, với màu sắc và hình dạng khác nhau. Theo Hồng Ngọc, nếu chỉ đơn thuần là học trên lớp mà không có sự “đi đôi với hành”, các bạn sẽ không thể nào biết được hết sự lung linh của kiến thức như thế nào. Và cũng không thể nghĩ rằng khoa học lại đơn giản đến thế. “Thông qua những buổi sinh hoạt như thế, kiến thức sẽ vừa dễ nhớ, dễ hiểu lại cho phép các bạn tạo ra những sản phẩm sáng tạo ngay từ các bài học trên lớp đã học. Qua đó giúp các bạn hiểu được rằng những kiến thức mình học thật ra không hề xa rời với thực tế”, Hồng Ngọc chia sẻ.

Nhng sn phm “đình đám”

Sản phẩm đầu tiên của Câu lạc bộ Ong sáng tạo phải kể đến đó là chú robot mang tên Wall-E trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng cùng tên, do Võ Phi Gia Bảo (học lớp 11A9, Chủ nhiệm câu lạc bộ) sáng chế. “Mất nửa tháng để lên ý tưởng, 3 tháng hoàn thiện sản phẩm. Nguyên một mùa hè chỉ để sửa chữa “tay, chân” cho robot. Phần nhiều dựa vào kiến thức lập trình Arduino, kiến thức điện tử cơ bản”, Gia Bảo cho hay. Với chú robot Wall-E, Gia Bảo kỳ vọng có thể phát đi thông điệp về bảo vệ môi trường như ý nghĩa của bộ phim viễn tưởng này. Hay chú nhện 4 chân - tên gọi chú robot khác cũng do Gia Bảo chế tạo - là một trong những thương hiệu của Câu lạc bộ Ong sáng tạo. “Chú nhện này được điều khiển bằng máy tính bảng hoặc iPhone có bắt sóng bluetooth, với tham vọng có thể thay thế thú cưng dành cho người cao tuổi”, Gia Bảo nói.

Các thành viên đang chăm chút chú robot Wall-E

Hay như sóng nhạc lửa, trông tựa như cây sáo, hoạt động dựa trên tầng số rung. Khi âm thanh càng lớn thì lửa bùng lên sẽ càng cao... Thương hiệu của Câu lạc bộ Ong sáng tạo còn phải kể đến những sản phẩm được nhà trường “đặt hàng” trong các dịp lễ quan trọng; là những sản phẩm handmade để tặng thầy cô đặc trưng theo từng tổ bộ môn trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 như đồng hồ số giờ được thay bằng các chất hóa học; mô hình nhỏ về nước Pháp; là chuông gió, thiết kế thiệp… Thậm chí, Câu lạc bộ Ong sáng tạo còn được Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM đặt làm những mô hình toán học cho trẻ em khiếm thị. “Kiến thức sách vở đôi khi chỉ là… sách vở, còn thực tế lại là một chuyện. Qua Câu lạc bộ Ong sáng tạo, từ những điều thực nghiệm, em nhận thấy học phải luôn đi đôi với hành thì kiến thức mới hiểu sâu”, Nguyễn Ngọc Minh Châu (học lớp 11P2, thành viên câu lạc bộ) chia sẻ.

Theo thầy Lê Vũ Linh (giáo viên phụ trách câu lạc bộ), qua những sáng tạo không ngừng từ kiến thức trên lớp, Câu lạc bộ Ong sáng tạo mong muốn mang đến cho học sinh sự hứng thú hơn khi học các môn khoa học khô khan, tạo ra một sân chơi bổ ích về nghiên cứu khoa học để rèn luyện kỹ năng thực tế. “Các kiến thức của bài học trên lớp, các em sẽ được tiếp cận theo những hướng khác nhau nhưng thực tế hơn, gắn liền với đời sống. Xa hơn nữa, Câu lạc bộ Ong sáng tạo còn là nơi ươm mầm những đam mê về nghiên cứu khoa học, giúp các em được vùng vẫy thử sức mình”, thầy Linh nói.

L.Quân