Thứ ba, 3/8/2010, 11h08

Những công trình giúp thành phố phát triển

Một góc thành phố nhìn từ cầu Thủ Thiêm
TP.HCM có rất nhiều công trình giao thông hiện đại, tạo ấn tượng đẹp trong lòng người dân và du khách.
Đại lộ Đông Tây - con đường có tổng chiều dài toàn tuyến gần 22km, chạy qua các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Điểm đầu và cuối của đại lộ là nút giao quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) và nút giao xa lộ Hà Nội (quận 2). Đại lộ Đông Tây có rất ít nút giao đồng mức, chủ yếu là dùng hệ thống cầu vượt ngã tư kết nối với cầu vượt sông.

Cầu Phú Mỹ nối quận 2 và 7 - đô thị hóa vùng ven thành phố
Cầu Thủ Thiêm, một trong những công trình trọng điểm và là cây cầu hiện đại nhất TP.HCM được khởi công vào tháng 4-2005. Cầu Thủ Thiêm bắc qua sông Sài Gòn, kết nối khu vực trung tâm TP tại quận Bình Thạnh với khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2. Theo thiết kế, cầu dài 1.250m, phần cầu chính gồm 5 nhịp, 6 làn xe. Đoạn dẫn lên cầu phía quận Bình Thạnh gồm 4 nhánh, mỗi nhánh 2 làn xe. Phần quận 2 có đường dẫn lên cầu dài 160m, rộng đủ để 6 làn xe cùng lưu thông.

Cầu Thủ Thiêm nối liền hai quận 1 và 2, phát triển khu đô thị Thủ Thiêm
Hầm Thủ Thiêm được dìm dưới lòng đất vượt sông Sài Gòn, dài 370m. Gồm 4 đốt hầm, mỗi đốt có chiều rộng 33m, chiều dài 92m, cao 9m và nặng 25 tấn. Hầm được thiết kế cho phép lưu thông 2 chiều với 6 làn xe, có hành lang cho người đi bộ và hành lang thoát hiểm. Được biết, đây là hầm đường bộ vượt sông dài nhất Đông Nam Á.

Đại lộ Đông Tây giúp TP rút ngắn khoảng cách giữa quận huyện nội và ngoại thành

Cầu Phú Mỹ được xem là công trình vượt sông Sài Gòn lớn và hiện đại của Việt Nam. Chiếc cầu này nối liền quận 2 với quận 7, hình thành hệ thống giao thông liên kết quan trọng trong phần đường vành đai trong của thành phố. Được biết, nó sẽ đáp ứng các yêu cầu: nối đường vành đai trong từ Nhà Bè đến Thủ Đức để hoàn thiện mạng lưới giao thông ngoại vi nhằm giảm mật độ giao thông trong thành phố; nối vùng đô thị Nam Sài Gòn với các khu công nghiệp Cát Lái, Thủ Đức cũng như Long Thành, Vũng Tàu và Đồng Nai. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển các khu công nghiệp và vùng dân cư, đô thị hóa vùng ngoại thành từ Thủ Đức (phía đông bắc thành phố) đến Nhà Bè (phía nam thành phố).
Hà Anh