Thứ năm, 31/8/2017, 14h03

Những ngôi trường đậm tình hữu nghị Việt - Lào

Ti th đô Viêng Chăn trên đt nưc Triu voi, có nhiu ngôi trưng mang s mnh ca tình hu ngh Vit Nam - Lào như trưng Song Ng Lào - Vit Nam Nguyn Du, Trưng THPT Hu Ngh Lào - Vit Nam, Trưng trung hc hu ngh Viêng Chăn - TP.HCM, Trưng cao đng K thut - Dy ngh Hu ngh Viêng Chăn - Hà Ni, Trưng Năng khiếu và d b đi hc dân tc (Đi hc Quc gia Lào) và còn nhiu trưng khác các tnh/thành khác nhau. Nhng ngôi trưng không ch là nơi giáo dc đào to, là nơi lưu gi, giao lưu văn hóa, gi gìn tiếng Vit mà con là nơi th hin tình hu ngh Vit Nam -  Lào.   

Đoàn thy cô giáo Ban tư vn tuyn sinh ca Báo Giáo dc TP.HCM trong mt chuyến công tác ti Lào

Nhng ngôi trưng th đô Viêng Chăn 

Dẫn đoàn chúng tôi đi tham quan các trường ở Lào, cô Nguyễn Thị Hương, một giáo viên Việt Nam đã sang đây dạy chữ cho con em người Việt hơn 20 năm - nay là Phó Hiệu trưởng Trường Song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du. Ngôi trường này do Hội người Việt Nam ở Thủ đô Viêng Chăn và Chính Phủ Việt Nam xây dựng. Trường được xây dựng trên diện tích hơn 10 ngàn m2, 3 tầng lầu, có 37 phòng học và các phòng chức năng. Với cơ sở khang trang, kiên cố, trang thiết bị dạy học đủ đáp ứng tốt cho việc dạy - học của 1.780 học sinh và hơn 100 thầy cô cán bộ, giáo viên nhà trường. Cô Hương cho biết, học sinh ở trường chia thành nhiều cấp từ mầm non đến THPT, phần lớn cho con em Việt kiều và một số học sinh con em người Lào. Trường có nhiều thầy cô giáo là người Việt Nam đang giảng dạy và sinh sống ở đây, trong đó có 18 giáo viên dạy tiếng Việt, có 3 thầy cô chuyên gia từ Bộ GD-ĐT Việt Nam cử qua hỗ trợ chuyên môn.

Được biết, Trường Song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du là trường đã kết nghĩa với Trường THCS Nguyễn Du (quận 1, TP.HCM) từ nhiều năm nay. Nói về chiếc lược phát triển, thầy Somsack Souksan, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Hiện nay trường đang thí điểm thực hiện dạy các môn tự nhiên bằng tiếng  Lào và Việt, các môn khoa học xã hội dạy bằng tiếng Lào. Tiến tới trở thành trường chất lượng cao”.

Chúng tôi đến Trường THPT Hữu Nghị Lào - Việt Nam vào buổi trưa nắng gắt. Tiếp chúng tôi, thầy Hiệu trưởng Don Keomysay cho biết đây là món quà của nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh tặng cho thủ đô Viêng Chăn. Trường THPT hữu nghị Lào - Việt Nam, được xây dựng có tổng vốn đầu tư 48,7 tỷ đồng, gồm tổ hợp nhà 3 tầng với 21 phòng học, đủ đáp ứng chỗ học cho hơn 800 học sinh, khu học máy vi tính, khu học tiếng Anh, phòng đa năng, hội trường, phòng nghỉ của giáo viên... với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học cũng như tập luyện thể chất. Ngôi trường là biểu hiện cụ thể của sự hợp tác toàn diện và chặt chẽ giữa Đảng và Chính phủ Việt Nam - Lào.

Còn với Trường Năng khiếu và Dự bị đại học dân tộc (ĐH Quốc gia Lào), được chính phủ Việt Nam tặng với ngân sách xây dựng hơn 45 tỷ đồng. Thầy Sisangvone Tansoukhang, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Trường có mục đích đào tạo học sinh giỏi khắp cả nước. Trước đây, trường còn nhận học sinh dân tộc ở các tỉnh xa để học dự bị rồi thi vào Trường ĐH Quốc gia Lào, nhưng nay nhằm nâng cao chất lượng các học sinh đều phải tham gia thi đầu vào. Toàn trường có 58 thầy cô giáo với 484 học sinh, trong đó học sinh nội trú có 96 em. Nói về chương trình đào tạo, TS. Kham Phout Phommasone, Hiệu trưởng nhà trường, khẳng định: Chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục - Thể thao nước CHDCND Lào. Mỗi năm, trường có 75 chỉ tiêu được thi tuyển đầu vào là lớp 6 và lớp 10. Hiện nay, trường có 20 lớp, 15 thầy cô biết tiếng Việt và có 1 giáo viên dạy tiếng Việt từ lớp 6. Trong đó nhiều thầy cô giáo đã học đại học hay thạc sỹ tại Việt Nam rồi quay về trường công tác giảng dạy.

Trường Trung học Hữu nghị Viêng Chăn - TP.HCM, được xây dựng với kinh phí gần 100 tỷ đồng. Khi nói về trường ông Nguyễn Ngọc Thắng, Bí thư thứ nhất phụ trách giáo dục - Đại Sứ quán Việt Nam tại Thủ đô Viêng Chăn, cho biết: Đây là món quà của Đảng bộ và nhân dân TP.HCM tặng Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Viêng Chăn. Công trình này là minh chứng cho tình hữu nghị, sự nghiệp giáo dục đào tạo, tình đồng chí giữa TP.HCM - thủ đô Viêng Chăn nói riêng và Việt Nam với Lào nói chung. “Nơi đây sẽ ươm mầm cho nhiều thế hệ trẻ tiếp tục trưởng thành, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước Lào. Trường là biểu tượng có ý nghĩa sâu sắc quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, đoàn kết đặc biệt giữa TP.HCM và thủ đô Viêng Chăn mà lãnh đạo và nhân dân hai bên đã và đang dày công vun đắp”, ông Nguyễn Ngọc Thắng khẳng định.

“Đi s văn hóa” Vit Nam - Lào

Thủ đô Viêng Chăn được biết đến là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của nước CHDCND Lào. Nơi đây nổi tiếng với nhiều danh thắng, di tích như: Khải Hoàn Môn (Patuxay), Pha That Luong - di sản văn hóa thế giới, biểu tượng của quốc gia Phật giáo tiểu thừa Lào, Vườn tượng Phật, Talat Sao - chợ buổi sáng sớm, Chùa (Wat) Phra Keo, chùa Wat Sisaket, chùa Wat Ong Theu… “Đất lành, chim đậu”, nhiều người Việt Nam đã sang Viêng Chăn làm ăn, an cư rồi lập nghiệp ngày càng nhiều. Ngoài việc làm ăn, sinh sống thì vấn đề học hành của con cái họ trở thành vấn đề được các Việt kiều tại đây quan tâm. Ai cũng mong con cháu họ được học chữ, kiến thức và văn hóa dân tộc mình. Và rồi các trường hữu nghị lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu của bà con người Việt ở Viêng Chăn. Nhiều thầy cô yêu nghề dạy học có cơ hội, bén duyên với các em học sinh nơi đây từ hàng chục năm nay. Cứ như vậy ở Thủ Đô Viêng Chăn hôm nay nhiều thầy cô hàng ngày, hàng giờ đưa tiếng Việt đến với nhiều học sinh.

Cô Nguyễn Thị Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Nguyễn Du, thổ lộ: “Tôi sinh ra ở miền Bắc Việt Nam, rồi sang đây làm giáo viên hơn 20 năm rồi, những ngày mới sang khó khăn trăm bề, từ học tiếng địa phương, đến sinh hoạt hàng ngày. Nhưng rồi tôi đã vượt qua và bám trụ với nghề dạy học cho tới hôm nay. Vinh dự là một nhà giáo, nhưng còn vinh dự hơn khi hàng ngày, hàng giờ đang mang tiếng Việt đến gần hơn với con em Việt kiều nơi đất nước bạn Lào”.

Ở Viêng Chăn, nhiều thầy cô tình nguyện từ Việt Nam qua đây dạy tiếng Việt và dạy học cho học sinh ở những trường hữu nghị. Không ít thầy cô, sau thời gian nghĩa vụ đã ở lại gắn bó với học sinh nơi đây như một cái duyên, một nghiệp của đời mình. Và không ít thầy cô còn truyền tiếp những giá trị văn hóa Việt Nam - Lào cho nhiều lớp thế hệ trẻ hôm qua, hôm nay và mai sau.

Ngôi trưng do Chính ph Vit Nam xây tng cho nưc bn - Cng hòa dân ch nhân dân Lào

Khi tiếp xúc và thăm quan Viêng Chăn, chúng tôi còn biết không ít thầy cô giáo đã học ở Việt Nam nhiều năm, thậm chí học từ nhỏ khi hai nước còn chiến tranh và quay trở lại quê hương làm quản lý, dạy học từ Bộ, Vụ, Viện, Sở và các trường… Các thầy cô nói tiếng Việt, hiểu về văn hóa Việt Nam không thua kém người Việt chúng ta…

Những thầy cô đã trở thành “đại sứ văn hóa” để văn hóa Việt Nam và văn hóa Lào được gìn giữ, giao lưu, trao đổi, đặc biệt là giáo dục về tình hữu nghị giữa nhân dân, hai đảng, hai nhà nước đã xây dựng. Thầy Somsack Souksan, Hiệu trưởng Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du, cho biết: Từ nhiều năm nay ở ngôi trường này, nhiều thầy cô như là một “đại sứ văn hóa” nên luôn xây dựng hình ảnh, tạo mối quan hệ tốt đẹp với bà con, học sinh nơi trường xây dựng… 

Là một trong hàng trăm thầy cô được học tập tại Việt Nam, Thầy Sisangvone Tansoukhang, Phó Hiệu trưởng Trường Năng khiếu và Dự bị đại học dân tộc, chia sẻ: Chúng tôi luôn kể cho học sinh của mình về tình hữu nghị Lào - Việt Nam, về tình thủy chung, son sắt, giúp đỡ nhau của nhân dân hai nước, hai Đảng, hai Chính phủ. Cũng nhờ nền giáo dục Việt Nam mà nhiều thầy cô trưởng thành và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của đất nước Lào”.

Chúng tôi tin tưởng, với những tình cảm và công việc hàng ngày, các thầy cô đang trở thành những “đại sứ văn hóa” thực thụ không chỉ trên con đường trồng người mà còn góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị cốt lõi tình hữu nghị Việt Nam - Lào được các thế hệ trước xây dựng, vun đắp và trao truyền được mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Văn Mnh