Thứ năm, 7/12/2017, 23h00

Những nguy cơ đổ vỡ hôn nhân

nh minh ha. Ảnh: IT

Hạnh phúc bền vững, gia đình êm ấm, tình vợ chồng nồng ấm là mong muốn của mọi lứa đôi khi kết hôn với nhau. Tuy nhiên sau một thời gian chung sống, không ít cặp đôi với tâm lý đã là của nhau rồi thì không cần phải giữ nên đã vô tình tạo ra những vết nứt cũng là cơ hội cho kẻ ngoài dễ dàng xen vào thế chân. Hãy sáng suốt nhận ra và trám ngay những khe hở của tổ ấm ngay khi bạn có thể nhận ra từ những dấu hiệu.

Có quá nhiều không gian riêng, nhất là khi hoàn cảnh sống có điều kiện tốt về vật chất. Sự riêng tư của cá nhân thì rất cần được tôn trọng. Khi có con nhỏ hay vì điều kiện cho phép mỗi người một phòng riêng để vừa làm việc vừa nghỉ ngơi. Dù chồng thích ở phòng riêng để thức khuya lướt web không ảnh hưởng đến vợ con, còn người vợ lại thích ở riêng trong phòng mình để rong ruổi theo những mẫu thời trang mới mà không làm phiền hoặc bị người khác quấy rầy. Song, vợ chồng bạn không nên để tình cảnh này kéo dài quá lâu. Sự riêng tư vượt ngưỡng trong hôn nhân sẽ có hại cho cảm xúc của cả hai người. Dành quá nhiều thời gian cho khoảng trời riêng, khiến cho vợ chồng ít có thời gian gần gũi, tâm sự cùng nhau, chia sẻ những nỗi niềm chỉ có hai người mới thấu hiểu. Đồng thời, nếu ít chung đụng nhau, vợ chồng bạn đã tự đánh mất cơ hội hai người được âu yếm, ôm ấp, làm nguội dần cảm xúc chuyện phòng the. Một trong hai người để giữ gìn tổ ấm của mình cần chủ động gần nhau hơn nữa, tuyệt đối không tán thành việc ngủ riêng. Hãy luôn làm mới cuộc sống chăn gối để lửa tình lứa đôi luôn nồng đượm.

Vợ chồng không có gì để nói. Có thể nói đây là nguy cơ lớn nhất đẩy hai người bạn đời xa dần nhau mà không phải ai cũng nhận ra. Khi yêu nhau, hai người quyết định cưới nhau là vì nói chuyện suốt ngày không biết chán và luôn trong trạng thái cảm xúc “gần như thế, vẫn còn xa lắm đấy”. Song, có một nghịch lý là cưới nhau về một thời gian, hai vợ chồng lại không còn có gì để nói. Các cuộc đối thoại giữa hai người thưa dần, chủ đề chia sẻ cũng tẻ nhạt, nhàm chán nhất là khi có thêm đứa con. Có không ít người khi mới có con chỉ biết dồn hết các mối quan tâm cho con mình mà quên mất rằng người bạn đời đang cảm thấy bị “bỏ rơi”. Đừng chỉ dồn hết tình cảm cho con mà để bạn đời phải đi tìm sự an ủi, động viên từ đối tượng bên ngoài. Cả hai cần chung tay “cải cách” ngay lối ứng xử của mình. Hãy nhớ lại những buổi đầu trò chuyện, khi hai người còn đang tán tỉnh nhau. Dành nhiều thời gian gần gũi, đi ra ngoài cùng nhau nhiều hơn để hiểu nhau hơn, sẵn sàng lắng nghe và khích lệ nhau nói ra hết nỗi lòng mình. Quan tâm lắng nghe là cách dễ đi sâu vào lòng người nhất, kể cả đó là người bạn đời.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)