Chủ nhật, 8/10/2017, 22h33

Những tình huống đứng lớp

Nhiu tình hung sư phm không đưc đ cp nhiu trong chương trình đào to cho giáo viên, nhưng không vì thế mà các trưng hc (sư phm và ph thông), các ging viên, giáo viên không quan tâm.

Có th nói ving x ca giáo viên trưc các tình hung bt ng là rt quan trng, không ch bo đm an toàn cho hc sinh mà còn to đưc hình nh đp trong lòng các em. Ảnh: N.Trinh

Người đứng lớp cần được chuẩn bị các giải pháp, cách đối phó, ứng xử một cách phù hợp cho các tình huống có thể xảy ra.

Nhóm tình hung 1: Các s c, tai nn bt ng lp

Giả sử đang dạy, ở lớp, ở trường có một sự cố, một tai nạn bất ngờ, như một cây đổ ngay trước lớp, một mảng trần thạch cao rơi xuống, một cái quạt bất ngờ rơi khỏi trần, hoặc nghiêm trọng hơn là có một cơn lốc đi ngang làm tốc mái của trường, một vụ hỏa hoạn, ngộ độc hóa chất khi thí nghiệm…, thì giáo viên sẽ xử sự như thế nào? Trong hoàn cảnh như vậy, sự điềm tĩnh, thông minh, linh hoạt của giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng. Các vấn đề cần được giáo viên quan tâm có thể gồm: Xác định mức độ nguy hiểm của vụ việc (chẳng hạn có sự cố liên hoàn không, có các tai nạn tiếp theo không, sự cố đã dừng lại chưa…), đánh giá thiệt hại, xem xét thái độ/tình trạng của học sinh, cách thức khắc phục, biện pháp ứng cứu, người có thể ứng cứu… Việc xử lý thế nào tùy vào tình huống cụ thể và mức độ rủi ro cũng như khả năng xử lý của giáo viên, nhưng trong mọi tình huống, giáo viên không làm sự việc trở nên trầm trọng hơn do không đánh giá được tính chất sự việc, tuyệt đối không bỏ lớp chạy thoát thân khi còn học sinh trong lớp. Chẳng hạn, khi trần thạch cao rơi, phải xem có trúng ai không, nếu có trúng thì tình trạng bị thương ra sao (mấy người bị, mức độ thế nào…), phải xem có khả năng rơi nữa hay không (nếu có nguy cơ thì có thể cho học sinh ra khỏi lớp, nếu có thể rơi tức thì thì nên cho học sinh nấp xuống gầm bàn trong lúc di chuyển từ từ ra khỏi lớp…). Như vậy, giáo viên phải có kỹ năng xử lý rủi ro, đồng thời có thể phán đoán, đánh giá được tình hình, nếu không sẽ có những quyết định không phù hợp, làm hậu quả nặng nề hơn.

Nhóm tình hung 2: Các s vic liên quan đến k lut hc sinh

Có thể học sinh trong lớp có mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau ngay trong giờ học (nhất là học sinh THCS, THPT), học sinh không thực hiện yêu cầu của giáo viên, học sinh lén sử dụng điện thoại, máy tính bảng trong lớp, học sinh hành hung giáo viên… Đây là những tình huống sư phạm khá rõ nhưng ở mức độ phức tạp, dù không thường xuyên xảy ra nhưng đó đây vẫn có những vụ việc tương tự. Nếu phản ứng của giáo viên không phù hợp thì rất tai hại. Yêu cầu cho giáo viên vẫn là phải bình tĩnh, không bị kích động, xử sự đúng mực, tôn trọng kỷ luật nhưng không áp đặt thô bạo. Tuyệt đối tránh sử dụng bạo lực với học sinh trong các tình huống này (dù là tự vệ), tránh quát nạt, xúc phạm học sinh dù các em có vi phạm kỷ luật nghiêm trọng (việc xử lý nên để cho hội đồng kỷ luật thực hiện)…

Nhóm tình hung 3: Các v vic ngoài lp làm gián đon s tp trung ca hc sinh

Có thể trong trường xảy ra một tai nạn ở lớp khác, một phụ huynh hành hung giáo viên lớp khác, trước cổng trường có một sự cố thu hút nhiều người tụ tập…, tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến lớp nhưng ít nhiều tác động đến học sinh, kích thích trí tò mò, tưởng tượng, phán đoán của các em, làm các em lo ra… Việc xử lý của giáo viên tốt nhất là làm sao ổn định lớp, có được một số thông tin cần thiết cho học sinh để trấn an các em và giúp các em không bị phân tâm nữa. Nếu tình huống nghiêm trọng, học sinh bị tác động mạnh, không thể tiếp tục dạy thì nên tổ chức quản lớp bằng các hình thức phù hợp, như kể chuyện, sinh hoạt…, thay vì cố nhồi nhét cho hết bài nhưng không có kết quả gì. Với một số vụ việc cụ thể, giáo viên có thể nhân đó định hướng suy nghĩ và hành động cho các em, như về bạo lực, ứng xử khi có sự cố…

Nhóm tình hung 4: Các ri ro ca ngưi đng lp

Bản thân người đứng lớp có thể có những sự cố, những rủi ro như quên gài nút áo/quần, vô ý mặc quần áo bị rách, trên mặt bị “đóng dấu”, soạn giáo án điện tử nhưng máy tính bất ngờ bị mất dữ liệu hoặc USB bị hư, nói “nhịu” thành một từ thô tục hoặc tai hại, tự dưng bị quên tắt ngang… Thực ra, những điều này nên luôn nằm trong suy nghĩ của giáo viên trước khi đến lớp để tránh đến mức thấp nhất rủi ro. Chẳng hạn, việc lựa chọn quần áo khi lên lớp thì yếu tố đầu tiên phải xem có sự cố gì không, khi mặc nên đứng trước gương để kiểm tra hoặc nhờ người khác xem có sơ suất gì không, bởi người đứng lớp hoàn toàn khác với người công nhân đứng máy, trang phục của họ không chỉ nghiêm túc mà còn phải đẹp. Trong những trường hợp đặc biệt, nên luôn có phương án dự phòng; chẳng hạn, giáo án ngoài chép vào USB còn nên lưu trong mail, khi cần thiết có thể mở lấy lại; hoặc lỡ nói nhầm một từ thì nên mạnh dạn xin lỗi, có thể kể một chuyện vui gì đó để “đánh lạc hướng” sự quan tâm của học sinh…

Tóm lại, ứng xử của giáo viên đối với các tình huống bất ngờ là rất quan trọng, không chỉ bảo đảm an toàn cho học sinh, cho bản thân mà còn tạo được hình ảnh người thầy đẹp, nghiêm túc, có khả năng ứng biến linh hoạt. Sẽ rất tệ nếu người thầy thường ngày nói thao thao nhưng gặp sự cố thì không biết xử lý thế nào, vì sẽ gây mất niềm tin ở học sinh!

Nguyn Trúc Giang