Thứ năm, 15/3/2018, 21h07

Nỗ lực cho bữa ăn sạch của học sinh

TP.HCM hin có 2.821 cơ s GD cn đưc qun lý trong vn đ an toàn thc phm (ATTP), trong đó có 1.620 bếp ăn tp th, 883 căng tin và 318 cơ s nhn sut ăn t bên ngoài. Vn đ mà cha m HS và dư lun quan tâm là nhng ba ăn này có sch không khi mà thc phm bn vn chưa đưc kim soát cht...

HS trong ba ăn bán trú ti Trưng TH Trưng Trc (Q.11). Ảnh: T.D

Hiệu trưởng phải thử trước khi cho HS ăn

Thầy Nguyễn Văn Hùng - Hiệu trưởng Trường TH Mê Linh (Q.3) chia sẻ: Vấn đề đảm bảo ATTP, nhất là trong học đường là đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các trường có bán trú ở TP.HCM vẫn mạnh ai nấy làm, mỗi nơi một kiểu, đến khi xảy ra sự cố mới cuống cuồng tìm hướng khắc phục.

“Việc này xuất phát từ những khó khăn mà các trường gặp phải. Ví dụ như, các trường khu vực nội thành khó khăn vì thiếu diện tích, các trường vùng ven lại khó khăn về quản lý”, thầy Hùng cho biết thêm.

Cụ thể như Trường TH Mê Linh với diện tích 850m2 nên không thể xây dựng bếp ăn trong trường. Vì vậy, nhà trường phải hợp đồng với một công ty chế biến suất ăn bên ngoài với giá 29 nghìn đồng/suất (gồm bữa trưa, xế và tráng miệng) để cung cấp cho HS bán trú. Theo thầy Hùng, cái khó là làm sao chọn được đơn vị vừa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho HS vừa đảm bảo ATTP.

Do có diện tích rộng nên Trường TH Đinh Tiên Hoàng (Q.9) đã xây được bếp ăn trong trường. Nhà trường chọn giải pháp thuê nhân viên cấp dưỡng từ Công ty M.P để nấu cho HS ăn với giá 26 nghìn đồng/suất.

Thầy Vũ Như Ngọc Phách - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: “Tất cả nguồn thực phẩm được nhập vào trường đều có hóa đơn chứng từ đầy đủ. Trong đó thịt gà, thị heo được nhập từ chuỗi cửa hàng thực phẩm của Vissan; còn rau củ quả do Công ty M.P cung cấp. Để đảm bảo ATTP cho HS, nhà trường đã thành lập ban giám sát (gồm cán bộ, nhân viên y tế nhà trường, ban đại diện cha mẹ HS) để kiểm tra. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thường xuyên thử đồ ăn trước khi đến tay HS...”.

Trường TH Trưng Trắc (Q.11) là một trong số những trường có bếp ăn một chiều đạt chuẩn. Trước đó, năm 2014 trường được chọn thí điểm mô hình bếp ăn khép kín theo tiêu chuẩn Nhật Bản với diện tích bếp ăn là 108m2, các khu vực sơ chế, chế biến, vệ sinh đều riêng biệt.

Cô Lê Thị Mỹ Anh - Phó Hiệu trưởng nhà trường - nhấn mạnh: “Quản lý ATTP trong trường học quan trọng nhất là ở trách nhiệm của người đứng đầu. Nếu quản lý lỏng lẻo thì khó kiểm soát được nguy cơ”.

C n sao chng đưc thc phm bn?

Từ thực tế các trường tổ chức bán trú tự quyết trong chọn nguồn cung thực phẩm đã dẫn đến không ít hậu quả. Hiệu trưởng một trường TH ở Q.2 cho biết, trước đây nhà trường hợp đồng với một doanh nghiệp cung cấp suất ăn. Một thời gian sau, một cán bộ trong trường đã giới thiệu để người thân cung cấp suất ăn. Vì cả nể nên lãnh đạo nhà trường đã chuyển sang đơn vị cung cấp mới này. Ngay ngày đầu tiên ăn thức ăn do cơ sở mới cung cấp, nhiều HS đã có những biểu hiện lạ...

“Sau khi cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm tra và xác định không phát hiện ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là do thay đổi món ăn cũng như khẩu vị nên cơ địa nhiều HS chưa thích ứng được. Tuy vậy, điều này cũng khiến nhà trường mất uy tín với phụ huynh trong một thời gian khá dài”, hiệu trưởng này cho biết thêm.

Hiệu trưởng một trường TH ở Q.1 cho rằng, nếu người quản lý cả nể trong lựa chọn đối tác, không kiên quyết lựa chọn những thương hiệu đạt chuẩn, không quyết liệt trong kiểm tra giám sát thì bữa ăn của HS thực sự trở thành mối lo. Vì vậy, tại trường, ngoài các điều kiện như bếp ăn một chiều đạt chuẩn, nhân viên cấp dưỡng, bảo mẫu được khám sức khỏe và tập huấn về ATTP, nhà trường luôn chọn thực phẩm ở đơn vị có thương hiệu; đồng thời ban giám hiệu phải kiểm tra thường xuyên...

Đánh giá được nguy cơ mất ATVSTP, thậm chí khó kiểm soát nếu xảy ra tình trạng ngộ độc quy mô lớn khi nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn có thể len lỏi vào trường học, ngày 12-9-2017, Sở GD-ĐT TP.HCM và Ban Quản lý ATTP TP đã ký kết kế hoạch liên tịch về bảo đảm ATTP tại các cơ sở GD địa bàn TP (giai đoạn 2017-2019). Theo đó, thực hiện thí điểm tại Q.3 và Q.5.

Ông Nguyễn Văn Gia Thụy - Phó Trưởng phòng Chính trị - Tư tưởng, Sở GD-ĐT TP - cho biết, vừa qua, Sở GD-ĐT TP vừa tiến hành kiểm tra đột xuất 11 cơ sở GD từ mầm non đến THPT trên địa bàn các quận: Gò Vấp, 2, 3, 5, 6, 12... Kết quả kiểm tra phát hiện 4/11 cơ sở có tồn tại vi phạm.

“Sở không có chức năng xử phạt, do đó biện pháp chủ yếu là nhắc nhở các cơ sở trong việc phải nghiêm túc chấp hành các quy định về ATTP. Nếu nhiều lần tái phạm, Sở GD-ĐT sẽ phối hợp với Ban Quản lý ATTP TP để có hình thức xử lý”, ông Thụy nhấn mạnh.

S quyết lit thc hin trong thi gian ti

Ngày 12-2, Sở GD-ĐT TP đã ban hành Kế hoạch số 522, theo đó ngoài các quy định về cấp phép cũng như quy định người chịu trách nhiệm tại các bếp ăn, căng tin phải được cấp những chứng nhận, tập huấn về ATTP, chứng nhận sức khỏe... thì trong năm học tới, các bếp ăn tập thể thuộc các quận 3, 5, 8, 11 và Tân Bình bắt buộc phải sử dụng nguồn từ các chuỗi thực phẩm đã được công nhận an toàn.

“Sở GD-ĐT TP xác định, để đảm bảo tốt ATTP trong trường học thì nguồn cung thực phẩm phải đạt chuẩn an toàn. Do đó, sở sẽ phối hợp cùng Ban Quản lý ATTP quyết liệt thực hiện kế hoạch đảm bảo ATTP trên địa bàn. Trước mắt, sẽ thực hiện theo phương pháp “cuốn chiếu” dần dần mở rộng ra tất cả các quận, huyện”, ông Thụy thông tin.

Về vấn đề này, PGS. Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý ATTP TP - khẳng định: “Ban và Sở GD-ĐT TP sẽ quyết liệt đưa nguồn cung thực phẩm đạt chuẩn đến bếp ăn trường học cũng như chặn tình trạng thực phẩm có nguồn gốc trôi nổi len lỏi vào trường học. Bởi để đảm bảo được ATTP thì phải đảm bảo thực hiện tốt cả quy trình. Nếu khâu nhập nguyên liệu không đảm bảo thì nguy cơ xảy ra ngộ độc rất cao. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý căng tin trường học, vì nếu không quản lý tốt thì cũng giống như “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”...”.

Thy Dương