Thứ bảy, 23/9/2017, 21h42

Nói không với bánh trung thu kém chất lượng!

Khi thưng thc mt chiếc bánh trung thu, chúng ta không ch cn ngon ming, hp dn mà vic yêu cu đm bo an toàn v sinh thc phm phi đưc đt lên hàng đu.

Cn chn mua bánh trung thu có ngun gc và thương hiu uy tín. Ảnh: N.P.Đ

Tin nào ca ny

Nhà có 3 đứa con còn nhỏ nên năm nào chị Thúy - quê ở Long An đang ở trọ tại KP.2, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM cũng chờ hết trung thu mới mua vài hộp bánh về cho con ăn. Người phụ nữ hơn 40 tuổi kể: “ Năm nào trước trung thu một tháng, mấy đứa nhỏ đòi ăn bánh trung thu nhưng lúc đó giá còn cao nên tôi không thể mua được, nhất là những hộp bánh có thương hiệu. Để cho mấy đứa con được thưởng thức bánh vào dịp trung thu, tôi phải hẹn các con sau rằm tháng 8 mới cho ăn vì khi đó các quầy hàng đã đại hạ giá”. Cũng theo lời chị Thúy, nếu con đòi ăn bánh trung thu sớm thì chị tìm mua những nơi bán giá rẻ, không có thương hiệu cũng không biết sản xuất từ đâu miễn là hợp với túi tiền nhà nghèo”.

Rõ ràng những người như chị Thúy dù đã bỏ tiền ra mua bánh trung thu nhưng đã tự mình đánh mất quyền lợi của người tiêu dùng, đó là những yêu cầu về chất lượng sản phẩm như ngon, bổ dưỡng và đảm bảo tốt cho sức khỏe. Tiền nào của nấy, chắc chắn những chiếc bánh trung thu đó khó mà đảm bảo đúng chất lượng cho người sử dụng nó. Thực tế cho thấy khi vào mùa cao điểm tiêu thụ bánh trung thu nhiều nhất thì các cơ sở sản xuất bánh lợi dụng cơ hội này để tung ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng như giả mạo “ăn theo” các thương hiệu nổi tiếng, trà trộn các sản phẩm mất chất do quá thời hạn sử dụng. Anh Quốc - chủ một trung tâm luyện thi ở Q.12 kể câu chuyện mình bị gạt khi mua bánh trung thu thương hiệu Đồng Khánh: “ Năm nào tôi cũng mua bánh trung thu để làm quà cho người thân nên chọn thương hiệu Đồng Khánh, tuy nhiên có lần vì vội vàng nên tôi chỉ kịp trả tiền xong rồi đi ngay. Khi về nhà mới thấy đây là bánh trung thu thương hiệu Đồng Khánh Sài Gòn. Do chữ Sài Gòn viết nhỏ xíu bên dưới nên mình không để ý”. Một chủ cửa hàng bánh trung thu ở Q.3 cho hay, đây là cách mà nhiều hãng bánh trung thu tìm cách chen chân vào thị trường nhanh nhất nhưng không bị thưa kiện vì “tình ngay lý gian”. Cũng do thời hạn bánh trung thủ chỉ trong 2 đến 3 tháng kể từ ngày sản xuất nên một số tiểu thương đã tự ý thay mẫu mã bao bì khi đã hết hạn sử dụng. Bà H., một người chuyên bán bánh trung thu ở P.Thạnh Lộc, Q.12 tiết lộ: “Không phải khách hàng nào cũng có thói quen kiểm tra hạn sử dụng, chủ yếu họ so bì về giá cả mà thôi. Nếu người nào khó tính thì mình chọn loại bánh còn mới còn khách hàng nào dễ tính không để ý đến “đát” mà đòi giảm giá thì “tiền nào của nấy” thôi”.

Cnh giác vi bánh kém cht lưng

Bánh trung thu kém chất lượng thường được ra lò từ các xưởng làm bánh nhỏ lẻ tại nhà mà nguyên liệu làm bánh như bột, trứng, mỡ, thịt, mứt đều là những mặt hàng trôi nổi không hề được kiểm định chất lượng. Nguy hiểm hơn có những nguyên liệu làm bánh tận dụng từ các loại thực phẩm phế thải giá rẻ đến bất ngờ. BS. CKI Nguyễn Thị Thơm - Trưởng khoa Dinh dưỡng (BV Q.2) khuyên: “Dù các loại bánh này có giá rẻ nhưng được sản xuất từ các loại nguyên liệu không rõ nguồn gốc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Vì thế người tiêu dùng không nên chọn mua”. Cũng theo BS Thơm, có nhiều loại bánh dù còn hạn sử dụng nhưng bị mốc, có mùi lạ, đổi màu cũng không nên mua vì đã kém chất lượng: “Đây là những loại bánh đã bị hư do để lâu trong nhiệt độ cao ngoài nắng hoặc do bị mắc mưa nên dù còn hạn sử dụng cũng không nên dùng”. Theo BS Thơm, các loại bánh kém chất lượng nếu ăn vào sẽ bị rối loạn đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài nhất là các cháu nhỏ lại cần được chọn lựa kỹ hơn.

T ngày 1 đến 30-9, Ban Qun lý An toàn Thc phm TP. HCM đã có nhng đt thanh tra, kim tra dài ngày các cơ s sn xut kinh doanh bánh trung thu trên toàn TP. Đây là năm đu tiên có s tham gia quyết lit ca Ban qun lý an toàn thc phm TP. HCM.

BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cho biết, qua kiểm tra những cơ sở sản xuất bánh trung thu nhỏ, lẻ vi phạm như: không có giấy phép đăng ký kinh doanh, có giấy phép kinh doanh nhưng lại thiếu giấy chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm... Ngoài xử phạt hành chính, một số cơ sở làm bánh trung thu phải tiêu hủy một số loại thực phẩm không rõ nguồn gốc như bột, mỡ heo, mứt, hương liệu, phẩm màu… để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu không được kiểm tra kịp thời thì các loại thực phẩm quá “đát” này sẽ được hô biến thành những hộp bánh trung thu bắt mắt giá rẻ đến bất ngờ nhưng rất độc hại vì độ an toàn vệ sinh thực phẩm chỉ là con số không.

Chính vì thế, từ ngày 1 đến 30-9, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP.HCM đã có những đợt thanh tra, kiểm tra dài ngày các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh trung thu trên toàn TP. Đây là năm đầu tiên có sự tham gia quyết liệt của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM. Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP.HCM cho biết, đợt kiểm tra này tập trung vào những cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm sử dụng nhiều trong dịp tết trung thu như bánh, mứt, kẹo, nước giải khát, thịt và các sản phẩm từ thịt. Các đợt thanh tra, kiểm tra này sẽ ngăn chặn phòng ngừa được các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, hàng nhái, thực phẩm kém chất lượng quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và sử dụng nguyên liệu thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Có như vậy mới ngăn chặn được tận gốc các loại thực phẩm mùa trung thu năm 2017, trong đó có các loại bánh trung thu kém chất lượng không rõ nguồn gốc để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người dân đặc biệt là cho các cháu thiếu nhi.

Nguyn Phương Đăng