Thứ ba, 5/9/2017, 20h43

Ở những ngôi trường đông học sinh

Hot đng trong các ngôi trưng đông hc sinh khiến đi ngũ lãnh đo, giáo viên gp không ít khó khăn. Tuy nhiên, vi tinh thn yêu ngh, mến tr ca giáo viên cũng như cách qun lý linh hot, sáng to ca lãnh đo đã giúp hot đng giáo dc nhng ngôi trưng này luôn n nếp, phát trin.

Hc sinh Trưng TH An Hi trong 1 tiết hc

Mt 5 bui t chc ngoi khóa cho 1 khi

Nổi tiếng là trường đông học sinh, năm học này, Trường TH An Hội (Q.Gò Vấp, TP.HCM) có 88 lớp với 4.100 học sinh. Ngoài cơ sở chính với 56 phòng học, trường còn phải gửi 9 lớp sang Trường TH, THCS, THPT Nguyễn Tri Phương mới có đủ chỗ học cho học sinh. Cô Phan Thúy Trang (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết: “Năm nay không phải năm heo vàng, rồng vàng nên số lượng học sinh lớp 1 chỉ 20 lớp. Tuy nhiên, số học sinh hiện tại cũng khiến cho nhà trường phải mất 5 buổi mới tổ chức hết cho 1 khối tham gia ngoại khóa, trong khi ở trường khác chỉ khoảng 1 buổi là xong. Giờ thể dục, các khối phải luân phiên xuống sân trường tập, hôm nay khối này thì ngày mai khối khác chứ không đủ chỗ để các em tập 1 lần”.

Ở trường, vào giờ ra chơi, các em học sinh cười đùa, chạy nhảy như… ong vỡ tổ. Tổng phụ trách Đội phải cầm loa đi khắp sân trường quan sát, nhắc nhở các em vui chơi an toàn, tránh chạy nhảy, xô đẩy, chơi các trò chơi nguy hiểm. Trường có 4 tầng thì mỗi tầng có một tạp vụ giám sát các em trong lúc rửa tay, rửa mặt, vệ sinh… Căng nhất là cuối giờ chiều, từ bảo vệ, bảo mẫu, giáo viên… hầu như tất cả đều tham gia đảm bảo trật tự sân trường, an toàn giao thông trước cổng cho đến khi phụ huynh đón hết con em về nhà. Thậm chí ban giám hiệu cũng quan sát từ trên cao, đề phòng kẻ gian lợi dụng lẻn vào trường làm việc xấu.

So với các trường khác thì cường độ làm việc của đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường TH An Hội nặng gấp 3 lần, đặc biệt là công tác báo cáo sổ sách. Riêng đội ngũ nhân viên, gần 6 giờ sáng họ phải có mặt ở trường để vệ sinh trường lớp, chuẩn bị cho ngày học mới. Thứ 7, chủ nhật, ngày lễ phải thường xuyên tranh thủ lên trường quét dọn bởi nếu để sang tuần thì làm không kịp.

“Cảnh nhà đông con”, công tác quản lý nhân sự, tổ chức dạy học, phân bố công việc...đối với Ban giám hiệu không đơn giản chút nào. Để quản lý tốt mọi việc và ổn định nề nếp, Ban giám hiệu luôn lắng nghe ý kiến chia sẻ, phản ánh trực tiếp từ học sinh, phụ huynh, giáo viên để giải quyết triệt để các sự việc.

Do học sinh phần lớn là con em dân nhập cư nên nhu cầu bán trú hàng năm lên đến 70%, mà trường chỉ giải quyết được 30%. Tránh sự so bì, kiện cáo giữa các phụ huynh, đầu năm học Ban giám hiệu vừa phải giải thích để phụ huynh hiểu, thông cảm hoàn cảnh, vừa xiết chặt khâu nhận đơn. Bằng cách chỉ nhận bán trú đối với phụ huynh xác minh được các lý do nhà trường đưa ra và trực tiếp đến nộp đơn, trực tiếp họp cho con để không xảy ra nạn cò mồi… 

Trưng đông, nghèo mà m tình thương

Đưc s quan tâm t nhà trưng, nhiu em hc sinh Trưng TH Bình Tr 1 đã không b hc

Năm nay, Trường TH Bình Trị 1 (Q.Bình Tân, TP.HCM) có 83 lớp với 3.760 học sinh. 83 lớp học tương đương với gần 100 giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn giảng dạy khiến công tác dự giờ, thanh kiểm tra giáo viên ở trường xem như diễn ra xuyên suốt trong năm. Thầy Nguyễn Thanh Giang (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho hay: “Các trường khác thực hiện dự giờ hoặc thanh, kiểm tra khoảng 1-2 tháng là xong. Ngược lại, trường chúng tôi phải hết gần 1 năm. Hồ sơ, sổ sách giữa các trường đều giống nhau, nhưng do đặc thù trường đông học sinh, nhiều lớp nên thời gian hoàn thành công việc luôn bị kéo dài”.

Do trường nằm ở vùng ngoại thành nên học sinh con em dân nhập cư, lao động chân tay chiếm đến 70%. Đặc biệt, số học sinh thuộc diện nghèo rất nhiều, mỗi lớp có 2-3 em. Thậm chí, có lớp hơn 10 em. Để động viên tinh thần các em, đầu năm học nhà trường luôn xét trao quà, học bổng… Tuy nhiên, vì học sinh nghèo đông, quà vận động từ phụ huynh, mạnh thường quân có hạn nên mỗi lớp chỉ được xét 1 em. “Giáo viên ai cũng muốn tất cả các em gia đình khó khăn được nhận quà nhưng lực bất tòng tâm…”, cô Nguyễn Thị Bích Thủy (giáo viên chủ nhiệm lớp 3/7) chia sẻ.

Cũng vì mải lo mưu sinh, phụ huynh thường lơ là chuyện học hành của con cái. Giáo viên phát sổ báo bài về cho gia đình xem như thế nào thì vài hôm sau học sinh trả lại thầy cô như thế đó, vì ba mẹ các em đi làm nửa tháng, một tháng mới về nhà. Bản thân thầy cô muốn gặp trao đổi cũng chẳng dễ. Khó khăn là thế, nhưng dưới sự quan tâm kịp thời, thường xuyên của nhà trường nên các em hầu như không nghỉ học, trái lại chăm chỉ đến trường học tập. Thầy Giang tâm sự: “Công tác trong ngôi trường đông học sinh, xa trung tâm thành phố chắc chắn giáo viên sẽ gặp ít nhiều khó khăn. Nội giờ ra chơi, tiếng ồn của các em cũng khiến thầy cô cảm thấy ngột ngạt. Thế nhưng, trường chúng tôi may mắn có được đội ngũ giàu lòng thương yêu học trò và đề cao tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn làm tốt công việc. Nhìn các em chạy nhảy trong khuôn viên trường chật hẹp, thỉnh thoảng va vào nhau, thậm chí nhiều em làm rơi cả bánh đang cầm trên tay trong lúc vui đùa khiến tôi cũng như các thầy cô thương các em nhiều hơn”.

Bài, nh: Nguyn Trinh