Thứ bảy, 13/1/2018, 20h53

Phần Lan: Kỳ vọng thu hút 100.000 sinh viên quốc tế

Nhng cnh sc chuyn mùa, rng thu thay lá vàng như mt ngt trong tiết tri lnh giá dưi 15 đ là nhng tri nghim đp in sâu trong ký c ca mi du hc sinh Vit Nam, và h cũng không quên nhn xét rng, Phn Lan xng đáng là nn giáo dc hàng đu thế gii.

Sinh viên ĐH Helsinki (Phn Lan) tham gia mt s kin ti trưng

Nn giáo dc thiên đưng

Phần Lan là quốc gia sở hữu 8 trường ĐH thuộc top 5% thế giới về chất lượng đào tạo, dẫn đầu là ĐH Helsinki ở vị trí 76 (theo Times Higher Education Ranking). Sinh viên quốc tế chắc chắn sẽ có những trải nghiệm thú vị về chương trình đào tạo chất lượng, không đặt nặng kiến thức, áp lực thi cử như hầu hết các nền giáo dục khác và luôn có cảm giác ở vị trí trọng tâm của nền giáo dục được thế giới tôn vinh là nền giáo dục thiên đường.

Hệ thống giáo dục ĐH tại quốc gia xứ Bắc Âu này rất chặt chẽ, thông qua hai nhóm: trường ĐH ứng dụng (University of Applied Science/UAS) và trường ĐH (University/U). Trong đó, UAS xây dựng môi trường học thuật hết sức cụ thể, thực tế bên ngoài để sinh viên sau này trở thành những nhà kinh doanh, kỹ sư… Còn U hướng sinh viên đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trở thành nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên… trong tương lai.

Theo báo cáo mới nhất của tổ chức ICEF, hiện nay số du học sinh quốc tế tại Phần Lan đã lên đến hơn 20.000 người. Ngày 1-8-2017, Chính phủ Hà Lan lần đầu tiên ban hành chính sách học phí áp dụng cho sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia ngoài khối liên minh châu Âu. Tuy nhiên so với các quốc gia khác, mức học phí này không cao và không tác động lớn đến quyết định du học Phần Lan của sinh viên quốc tế. Năm 2005, Việt Nam xếp thứ 9 trong số 10 quốc gia có số lượng sinh viên quốc tế theo học các trường UAS đông nhất. Đến năm 2016, Việt Nam đã vươn lên top 2 trong số 10 quốc gia có số lượng sinh viên đông đảo, theo học chủ yếu các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật, quản trị kinh doanh... Mới đây, ông Ilkka-Pekka Similä (Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam) cho biết Việt Nam hiện đang là quốc gia xếp thứ 3 về số lượng du học sinh quốc tế ở Phần Lan. Trong thời gian tới, Chính phủ Phần Lan sẽ sớm đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu giáo dục số 1 thế giới tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác nhằm hiện thực hóa kỳ vọng sẽ thu hút được 100.000 sinh viên mới đến năm 2020.

Chi phí sinh hot r, phương tin đi li thun li

Không chỉ có học phí thấp mà sinh hoạt phí tại Phần Lan cũng thuộc loại thấp tại châu Âu. Trung bình, một sinh viên quốc tế có kế hoạch chi tiêu hợp lý, chỉ cần khoảng 300-500 Euro/tháng, hoặc tiêu dùng nhiều hơn thì cũng đến khoảng 700 Euro/tháng.

Tại một số quốc gia khác, chỗ trọ trong ký túc xá thường có hạn và sinh viên khá chật vật mới có được một suất. May mắn thay, điều này không bao giờ xảy ra tại Phần Lan. Ở mỗi thành phố đều có vài tòa nhà chuyên phục vụ việc lưu trú của sinh viên quốc tế. Chất lượng bên trong các căn hộ khá tốt, nội thất đáp ứng điều kiện sống của tất cả mọi người và trên hết, giá cả khá cạnh tranh. Ánh Vy (du học sinh ngành marketing) cho biết căn hộ nơi bạn sống có 3 phòng riêng biệt, nhà vệ sinh và bếp ăn dùng chung. Chi phí thuê hàng tháng khoảng 250 Euro (khoảng 7 triệu đồng Việt Nam). Cuối tuần, mọi người thường nấu ăn chung và chia sẻ các câu chuyện thú vị về quê hương của mình.

Năm 2005, Vit Nam xếp v trí th 9 trong s 10 quc gia có s lưng sinh viên quc tế theo hc các trưng UAS đông nht. Đến năm 2016, Vit Nam đã vươn lên top 2 trên 10 v s lưng sinh viên đông đo, theo hc ch yếu các ngành công ngh thông tin, k thut, qun tr kinh doanh...

Do đặc thù địa hình Phần Lan nhiều dốc và đường sá nhỏ, sinh viên thường sắm xe đạp để thuận lợi di chuyển. Hoặc sinh viên cũng có thể chọn phương tiện xe buýt, với mức giá ưu đãi khoảng 50 Euro/tháng (gần 1,5 triệu đồng). “Tôi sử dụng xe buýt không thường xuyên lắm vì muốn tiết kiệm chi phí. Đi xe buýt, tôi ấn tượng với dịch vụ đón trả khách rất chính xác giờ giấc. Mỗi loại xe đều có làn đường riêng và ý thức tuân thủ luật lệ giao thông rất chặt chẽ. Đường phố lúc nào cũng sạch sẽ và ngập tràn cây xanh”, Phong Vũ (20 tuổi, đến từ Hà Nội) chia sẻ.

Cơ hi li làm vic sau tt nghip không khó

Trong đời sống hàng ngày và hoạt động kinh doanh, tiếng Phần Lan vẫn được sử dụng rộng rãi và có phần thông dụng hơn so với tiếng Anh. Do đó, Chính phủ Hà Lan yêu cầu sinh viên quốc tế cần theo học một khóa tiếng nước này để thuận lợi trong việc học tập, giao tiếp hàng ngày và chuẩn bị gia nhập vào thị trường lao động phong phú sau tốt nghiệp nếu muốn.

Theo quy định của Chính phủ Hà Lan, sinh viên quốc tế được phép làm thêm tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian du học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể chuyển đổi visa ở lại làm việc nếu được doanh nghiệp tuyển dụng vào vị trí có liên quan đến ngành nghề đã học. Chính phủ luôn chào đón những sinh viên quốc tế có thành tích tốt và đóng góp tích cực cho sự phát triển của kinh tế xã hội.

Diu Minh