Thứ bảy, 16/9/2017, 22h35

Phần mềm phản ánh vi phạm giao thông đường thủy

Cc Đưng thy ni đa Vit Nam (B GTVT) va công b ng dng Wiwa Alert, cho phép ngưi dân chp nh, gi trc tiếp nhng bt cp, vi phm v giao thông đưng thy v Cc đ xem xét, x lý.  

Giao ding dng phn mm Wiwa Alert phn ánh vi phm giao thông đưng thy

Phn mm Viwa Alert trên đin thoi di đng

Trước đây, mỗi khi muốn cung cấp thông tin hoặc phản ánh thông tin vi phạm trong lĩnh vực đường thủy nội địa, người dân thường phải trực tiếp gặp gỡ chính quyền hoặc gọi điện thoại qua đường dây nóng. Điều này dẫn đến việc nhiều người cảm thấy phiền toái và ngại tố cáo các hành vi vi phạm.

Để tăng cường sự giám sát của người dân, kịp thời tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về giao thông đường thủy nội địa, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã xây dựng phần mềm Viwa Alert trên điện thoại di động.

Phần mềm này cho phép người dân chụp ảnh và gửi trực tiếp những tồn tại, bất cập (hạ tầng, luồng tuyến, phao tiêu, báo hiệu, vị trí mất ATGT, thủ tục hành chính, công tác quản lý nhà nước tại cảng, bến thủy… và các hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa) về Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam.

Cụ thể, khi phát hiện những sai phạm giao thông đường thủy, người dân chỉ cần gửi ảnh và thông tin về địa điểm, cùng với đó là hành vi vi phạm thông qua chính điện thoại di động của mình. Lúc này vị trí GPS chính xác của bức ảnh vừa chụp cũng sẽ được gửi về hệ thống, qua đó cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhất cho các cơ quan quản lý để tiến hành điều tra, xử lý hành vi vi phạm.

Theo Cục Đường thủy nội địa, người dân có thể gửi thông tin về các vấn đề mà họ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như các vi phạm lĩnh vực luồng tuyến, cảng bến, phương tiện tàu thuyền… Người sử dụng có thể dễ dàng tải và cài đặt Viwa Alert trên kho ứng dụng của các hệ điều hành Android và iOS.

Thông qua các thông tin phản ánh, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam sẽ xử lý, kiến nghị kịp thời để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực đường thủy nội địa. Thông tin về việc xử lý các hành vi vi phạm sẽ được cập nhật lại để người dân có thể theo dõi và có thông tin phản hồi.

Liên tc vi phm giao thông đưng thy

Trên địa bàn TP.HCM từng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường thủy do chở quá tải, trong đó có những vụ nghiêm trọng. Trong đó, điển hình là vụ chìm tàu trên biển Cần Giờ làm 9 người chết vào năm 2013; vụ 17 thuyền viên khi đang trên tàu có trọng tải 2.000 tấn neo đậu tại phao số 5 sông Soài Rạp (huyện Cần Giờ) thì bị lật úp khiến 4 người chết...

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, dù giảm hơn so với cùng kỳ năm 2016 nhưng cũng đã xảy ra 8 sự cố giao thông đường thủy. Ngày 24-2, sà lan tự hành làm sập trụ chống cầu Bà Tàng. Ngày 29-4, phương tiện tàu kép kéo sà lan va chạm với một ca nô trên tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ngày 1-6, sà lan tự hành chở cát va đâm vào nhịp số 3 cầu Rạch Dơi…

Theo Sở GTVT TP.HCM, lực lượng thanh tra giao thông đã phát hiện và lập biên bản xử phạt hơn 530 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy, với tổng số tiền gần 1,6 tỉ đồng.

Trong 6 tháng đu năm 2017, dù gim hơn so vi cùng k năm 2016 nhưng cũng đã xy ra 8 s c giao thông đưng thy. Theo S GTVT TP.HCM, lc lưng thanh tra giao thông đã phát hin và lp biên bn x pht hơn 530 trưng hp vi phm trong lĩnh vc giao thông đưng thy, vi tng s tin gn 1,6 t đng.

Đại diện Sở GTVT thừa nhận chưa thể xử lý hết được tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này, nhất là nạn chở quá tải. Chưa kể, trên các tuyến sông, kênh, rạch tại TP.HCM cùng khu vực lân cận, nhiều hoạt động trong giao thông đường thủy còn mang tính tự phát, sử dụng phương tiện với nhiều chủng loại không đúng quy định nên việc áp dụng, bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật rất hạn chế, khiến tình hình vi phạm càng diễn ra phức tạp hơn.

Khó khăn nhất chính là TP.HCM đang thiếu trầm trọng bến bãi lưu giữ phương tiện. Nhiều trường hợp dù phát hiện vi phạm cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở hoặc phạt rồi cho đi, không thể tạm giữ phương tiện, bảo quản hàng hóa... Chính vì lý do này mà nhiều chủ phương tiện lờn luật, thường xuyên chở quá tải, nhất là trên các tuyến sông Sài Gòn, Soài Rạp...

Trung tá Phan Văn Mẫn, Đội trưởng Đội Điều tra giải quyết tai nạn, xử lý vi phạm và tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy (PC68) Công an TP.HCM, cho biết TP hiện chỉ có 1 bến tạm giữ phương tiện vi phạm nằm trên địa bàn quận 8. Tuy nhiên, khả năng tiếp nhận và lưu giữ tại điểm này lại rất hạn chế, tối đa chỉ đáp ứng được các loại phương tiện từ 500 tấn trở xuống.

“Đoàn kiểm tra liên ngành gồm nhiều đơn vị quản lý trong lĩnh vực giao thông thủy trước đó đã kiến nghị Ban An toàn giao thông TP đồng ý cho lập thêm trạm và đã được thông qua. Các đơn vị đã xác định sơ bộ những vị trí dự định lập trạm tạm giữ mới. Dự kiến ngày 13-10, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ đi khảo sát cụ thể để tìm vị trí phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu hiện hữu” - trung tá Mẫn cho biết.

Có thể nói, với phần mềm Viwa Alert trên điện thoại di động, những vi phạm về giao thông đường thủy sẽ giảm bớt trong thời gian tới.

T.S