Thứ năm, 20/7/2017, 22h30

Phát huy năng lực khi sáng tạo khoa học

Nhng năm gn đây, sng hc sinh TP.HCM tham gia nghiên cu, sáng to khoa hc k thut ngày càng đông, đa dng lĩnh vc, nhiu đ tài có hàm lưng khoa hc cao. T đó đã thúc đy đi mi phương pháp dy hc trong nhà trưng, nâng cao năng lc hc sinh.

Hc sinh TP.HCM đang thuyết trình d án ti mt cuc thi sáng to khoa hc cp thành ph

Cơ hi vưt qua… bn thân

Để tham gia nghiên cứu, sáng tạo khoa học đòi hỏi các em học sinh phải có nền tảng kiến thức nhất định và đam mê. Sản phẩm tạo ra có tính ứng dụng thực tiễn là cả một quá trình, từ hình thành ý tưởng, lập kế hoạch triển khai, tìm tòi phương pháp nghiên cứu, sáng chế... Theo nhiều học sinh, chính quá trình tham gia nghiên cứu khoa học đã giúp các em trưởng thành vượt bậc về năng lực, nhận thức và kỹ năng.

Em Nguyễn Thị Mỹ Huyền (học sinh Trường THPT Lương Văn Can, đạt giải nhất cấp quốc gia 2017 ở dự án Nghiên cứu hoạt tính kháng ôxy hóa và ung thư gan từ các hợp chất phân lập được trong rễ cây bạch chỉ, tạo sản phẩm ứng dụng trong y học) chia sẻ, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng kiến thức để cho ra kết quả. Đây được xem là cơ hội mở rộng kiến thức vì muốn thực hiện một dự án đòi hỏi học sinh phải tìm đọc thêm tài liệu và tham khảo phương pháp của các nhà khoa học.

Trong khi đó, em Chử Hoàng Minh Đức (học lớp 11CL1 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, đạt giải tư Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) 2017 với dự án Găng tay chuyển ngữ cho người khiếm thị) cho rằng, nghiên cứu, sáng tạo kỹ thuật giúp học sinh vượt qua chính bản thân mình, là cả một quá trình để bản thân tự học, mày mò kiến thức, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm cũng như kết luận vấn đề. “Đối với em, trước khi có dự án được tranh tài quốc tế, bản thân đã từng tham gia nghiên cứu, sáng tạo từ năm lớp 9 nhưng… thất bại. Tuy nhiên, chính sự thất bại cho em thêm kinh nghiệm, khắc phục kiến thức, kỹ năng để tiếp tục nuôi dưỡng đam mê, biến thành sản phẩm hiện thực”, Minh Đức cho biết.

Theo ThS. Trần Chí Thanh (giáo viên Trường THPT Lương Văn Can), học sinh không chỉ có được cơ hội hoàn thiện kiến thức, kỹ năng cho bản thân mà còn có sự thích ứng cao và gặt hái thành công trong công việc nếu quá trình học tập gắn liền với nghiên cứu. Tương tự, thầy Phạm Đăng Khoa (Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3) cho biết: “Áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn còn là điều kiện định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn cho học sinh sau này. Đối với giáo viên, dựa vào kết quả của học sinh, thầy cô cũng kiểm nghiệm lại những giá trị đã truyền đạt đến các em. Từ đó, tiếp tục thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, nâng cao năng lực học sinh”.

Thay đi đ phát trin

Tại TP.HCM, số lượng dự án nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật tham gia cấp thành phố, cấp quốc gia và quốc tế gia tăng mỗi năm. Theo đó, lĩnh vực nghiên cứu đa dạng từ hệ thống nhúng, công nghệ thông tin, robotics, khoa học xã hội và hành vi, y sinh, hóa học, hóa sinh, kỹ thuật môi trường... Không chỉ có tính thực tiễn, nội dung, phương pháp, tiến trình nghiên cứu phù hợp mà nhiều dự án còn có tính khái quát cao, tiếp cận được những vấn đề mới, hiện đại của đời sống xã hội. Đơn cử, ngoài hai dự án đạt giải nhất cấp quốc gia và quốc tế của nhóm học sinh Nguyễn Thị Mỹ Huyền, Chử Hoàng Minh Đức, còn nhiều dự án khác mang tính thực tiễn cao như: “Xe lăn vượt địa hình dành cho người khuyết tật” của nhóm học sinh Nguyễn Hoàng Ngân, Phạm Thanh Trúc (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong); “Robot Smart Fitz” của nhóm học sinh Phạm Khắc Phi Long, Tấn Trúc Hạnh Đoan (Trường THPT Gia Định); “Nhận thức của học sinh THPT ở TP.HCM về tác động của Body shaming” của nhóm học sinh Huỳnh Minh Thư, Trần Tú Thanh (Trường THPT Trần Khai Nguyên)...

“Ngay t trưng ph thông vic phát hin, bi dưng chuyên sâu năng lc hc sinh s giúp các em phát huy ti đa năng lc, đam mê đ sáng to ra sn phm khoa hc phc v cho cuc sng. Ti TP.HCM, giáo dc đang đi đúng hưng và làm tt công tác này, th hin rõ hơn c là thay đi phương pháp giáo dc cũng như bi dưng, phát trin các lp chuyên”, ông Nguyn Công Trung (ph huynh em Nguyn Khánh Vy, hc lp 12A Trưng Ph thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM) nói.

Điểm nổi bật trong hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh TP.HCM trong những năm gần đây còn phải kể đến đó là đối tượng học sinh THCS tham gia ngày càng đông. Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) nhận định, ở các bậc học đều có những học sinh có năng khiếu bẩm sinh, có đam mê nghiên cứu, sáng tạo khoa học chứ không đợi đến THPT hoặc vào ĐH các em mới bắt đầu thể hiện. Điều quan trọng là nhà trường cần chú trọng công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng để các em có cơ hội tham gia ngày càng nhiều.

Hiện nay TP.HCM đã triển khai giáo dục STEM ngay từ bậc tiểu học. Về cơ bản, giáo dục STEM nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học theo hướng vừa học lý thuyết vừa gắn với thực hành, phát triển tư duy, năng lực sáng tạo. Ngoài ra, nhiều trường còn tổ chức các nhóm, câu lạc bộ robotics, công nghệ, toán học, khoa học… nhằm mang đến môi trường thực hành, ứng dụng nghiên cứu cho học sinh.

Thầy Hà Hữu Thạch (Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn) cho biết: “Muốn chuyển thể được đam mê, ý tưởng của học sinh thành sản phẩm khoa học đòi hỏi phải có sân chơi đúng nghĩa. Việc mở ra các nhóm, câu lạc bộ hay phối hợp với các trường ĐH giải quyết điều kiện cơ sở vật chất sẽ giúp học sinh có môi trường thực hành, thí nghiệm, thiết kế, sáng tạo, kiểm nghiệm...”.

Có thể thấy phát triển nghiên cứu, sáng tạo khoa học trong nhà trường còn góp phần tạo ra nguồn lao động có trình độ cao, tạo ra các sản phẩm khoa học, công nghệ phục vụ đời sống, đáp ứng xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.

Bài, nh: Nguyn Trinh