Thứ bảy, 17/3/2018, 23h17

Phim Việt hóa: Cánh cửa không dễ mở

Vài năm tr li đây, th trưng phim Vit Nam “bùng n” các b phim remake, trong đó phn ln là t các kch bn ca Hàn Quc.

Cnh trong phim “Tháng năm rc r. Ảnh: Q.D

Trào lưu mới

Phim remake (phim được dựng lại) đã trở thành một trào lưu mới có triển vọng phát triển trong giới phim Việt Nam từ điện ảnh đến truyền hình. Mới đây, bộ phim “Tháng năm rực rỡ” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng mở màn ấn tượng với 35 tỷ đồng chỉ sau vài ngày đầu công chiếu. Tác phẩm được remake từ “Sunny” - bộ phim nổi tiếng từng “làm mưa làm gió” tại quê nhà Hàn Quốc cũng như các hệ thống rạp nhiều nước trong toàn châu Á.

Ở phiên bản Việt hóa, “Tháng năm rực rỡ” đã thành công khi đưa người xem chạm đến những cảm xúc gần gũi, dễ thương, hoài niệm lại một thời thanh xuân tươi đẹp. Trên đà thành công khi ra mắt “Tháng năm rực rỡ”, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng vừa hé lộ dự án phim remake tiếp theo được anh đích thân “cầm trịch”. Tác phẩm dựa trên kịch bản “50 First Dates” của Mỹ, do Sony Pictures và hãng phim Thiên Ngân phối hợp sản xuất.

Cũng từng “làm mưa làm gió” ở các hệ thống rạp trong nước, bộ phim “Em là bà nội của anh” được remake từ phim “Miss Granny” đình đám của Hàn Quốc. Nếu phiên bản gốc “Miss Granny” của Hàn Quốc đứng thứ 2 trong 10 phim ăn khách nhất của Hàn Quốc năm 2014, phiên bản Trung Quốc thu về trên 32 triệu USD thì phiên bản Việt “Em là bà nội của anh” cũng không kém cạnh. Sau 18 ngày công chiếu, tác phẩm của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đã chạm mốc 800.000 lượt xem với tổng doanh thu đạt 60 tỉ đồng. “Em là bà nội của anh” thành công ngoài sức tưởng tượng được làm lại dưới góc nhìn Việt này là “cú hích” không nhỏ mở ra không gian phát triển cho phim điện ảnh Việt hóa từ kịch bản Hàn.

Có thể thấy, làm lại phim nổi tiếng của một quốc gia là cách thức khá phổ biến ở điện ảnh Việt. Hầu hết các trường hợp, các nhà làm phim thường lấy cảm hứng và thực hiện phim dựa trên kịch bản gốc, có thay đổi tùy mức độ. Cũng có phim thành công vang dội nhưng cũng có phim nhanh chóng chìm vào quên lãng chỉ sau một thời gian ngắn.

Không ít thách thc           

Cánh cửa thành công cho dòng phim remake dường như không hề dễ mở. “Sắc đẹp ngàn cân” từng khiến khán giả chán ngán vì giống bản chính. Thế nên, để dòng phim này thực sự lấy được lòng tin của cả khán giả và giới chuyên môn cũng không phải là vấn đề đơn giản.

Cánh ca thành công cho dòng phim remake dưng như không h d m. “Sc đp ngàn cân” tng khiến khán gi chán ngán vì ging bn chính. Thế nên, đ dòng phim này thc s ly đưc lòng tin ca c khán gi và gii chuyên môn cũng không phi là vn đ đơn gin.

Không chỉ phim điện ảnh, phim truyền hình cũng có “cơn sốt” với dòng phim remake. “Mùi ngò gai”, “Cô gái xấu xí”, “Cầu vồng tình yêu”, “Ngôi nhà hạnh phúc”, “Gia đình là số 1”… hay gần đây nhất là “Người phán xử”, “Sống chung với mẹ chồng” là những bộ phim truyền hình được remake. Một điểm chung dễ nhận thấy là phần lớn các bộ phim truyền hình được Việt Nam mua bản quyền làm lại đều xuất phát từ Hàn Quốc - đất nước có nền văn hóa khá tương đồng với người Việt.

Không ít nhà làm phim remake đứng trước áp lực phải “làm mới” bằng sáng tạo riêng để mang đến sự khác biệt. Có người thành công nhưng có người bị chê vì cách làm phim thiếu tính logic ở nhiều cảnh phim không mang màu sắc văn hóa của người Việt, tạo cảm giác “sống sượng” cho người xem.

Trong thời buổi “khan hiếm” kịch bản hay như hiện nay, lựa chọn các kịch bản phim Hàn nổi tiếng, nhận được sự yêu mến của khán giả là một hướng đi sáng suốt của các nhà làm phim Việt Nam. Tuy nhiên, trào lưu này cũng dấy lên nhiều lo ngại bởi cánh cửa này không hề thênh thang. Trước đó, phim Việt hóa đã có quá nhiều bài học về sự thất bại vì đạo diễn tham vọng sáng tạo, thêm thắt quá đà làm câu chuyện khiên cưỡng, thiếu sức thuyết phục.

Phim Việt hóa thú vị, gần gũi, mang không khí Việt được tạo ra từ sự phù hợp với văn hóa, lối sống người Việt là mong mỏi của nhà làm phim. Thế nhưng, nghệ thuật bao giờ cũng đề cao sự sáng tạo mới mẻ, hơn là làm lại cái mà người ta đã làm rồi. Với nhiều nhà sản xuất, dòng phim remake được xem là giải pháp tình thế cho khâu thiếu kịch bản. Không thể phủ nhận những sức hút mới mẻ từ dòng phim remake. Tuy nhiên, cái gì nhiều quá thì cũng sẽ dần trở nên nhàm chán. Hơn nữa, một nền điện ảnh được tiếp sức bởi kịch bản phim nước ngoài sẽ không có được những hình tượng, tính cách nhân vật tiêu biểu của cuộc sống đương đại. Thế nên, Việt hóa phim ăn khách nước ngoài đang là xu hướng của điện ảnh Việt nhưng cũng dấy lên nhiều lo ngại.

Yên Hà