Thứ năm, 22/3/2018, 21h00

Phòng chống sốt xuất huyết và dịch bệnh mùa hè: Cần dự báo chính xác để đạt hiệu quả

Đó là mt trong nhng ni dung đưc Th trưng B Y tế, Nguyn Thanh Long lưu ý ti Hi ngh tăng cưng công tác phòng chng bnh st xut huyết (SXH) và các dch bnh mùa hè năm 2018, din ra ti Đà Nng ngày 21-3. Tham d có đi din ngành y tế 63 tnh, thành…

Th trưng B Y tế Nguyn Thanh Long phát biu ti hi ngh. Ảnh: V.Y

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), năm 2017 cả nước có 184.741 ca mắc SXH, trong đó có 155.618 ca nhập viện, 32 ca tử vong. 10 tuần đầu năm 2018, ghi nhận 11.385 ca mắc (giảm 36,9% so với cùng kỳ 2017), trong đó có 1 ca tử vong. Năm 2017, bệnh dại có tỷ lệ tử vong cao nhất với 74 ca, chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Từ đầu năm 2018 đến nay, Tây Nguyên có 4 trường hợp mắc bệnh dại tử vong…

Theo nhận định của các chuyên gia y tế, thời gian tới các bệnh nguy hiểm và mới nổi như cúm A (H5N1), MERS-CoV, sốt vàng, dịch hạch... có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam rất cao. Nguy hiểm hơn, các bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng (sởi, ho gà, bạch hầu…) có nguy cơ gia tăng do tiêm chủng chưa đạt trên 95% quy mô xã phường, chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, các địa phương có dân di biến động lớn. Đồng thời, bệnh SXH có nguy cơ gia tăng. Số tử vong do bệnh dại có thể vẫn tiếp tục ghi nhận do tỷ lệ tiêm phòng dại trên đàn chó chưa cao, vẫn còn các trường hợp không đi tiêm phòng khi bị chó nghi dại cắn…

Tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích nguyên nhân dịch bệnh, chia sẻ, đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế tối đa sự bùng phát bệnh SXH và các dịch bệnh mùa hè...

Ông Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM - cho rằng, để phòng chống dịch tốt cần có sự dự báo sớm, phát hiện, khoanh vùng sớm nếu xảy ra dịch. Bên cạnh đó cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền trong công tác phòng, chống dịch, quan tâm cấp kinh phí kiểm soát dịch bệnh kịp thời…

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM - chia sẻ, để thực hiện tốt mục tiêu “Chủ động phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm; kiểm soát, phát hiện và khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra”, bên cạnh những giải pháp thường quy, TP.HCM có kế hoạch đẩy mạnh một số giải pháp như thông qua ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp để vận động cộng đồng tham gia phòng chống SXH, thực hiện phân cấp quản lý điểm nguy cơ theo ngành, lĩnh vực. Triển khai đề án xây dựng mạng lưới 4.365 cộng tác viên tham gia quản lý, giám sát điểm nguy cơ mô hình hộ gia đình tại 24/24 quận, huyện nhằm chia sẻ gánh nặng với ngành y tế, tăng hiệu quả hoạt động kiểm soát điểm nguy cơ…

Chia sẻ về công tác phòng dịch SXH, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, năm 2017, Hà Nội có 37.651 ca mắc, 7 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện; 581/584 xã, phường, thị trấn. Từ đầu năm 2018 đến nay, Hà Nội ghi nhận 59 ca mắc. Theo đó, thành phố đã triển khai phát động chiến dịch vệ sinh môi trường chủ động phòng chống SXH và các dịch bệnh mùa hè; Sở Y tế TP đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch SXH với 3 tình huống cụ thể từ chưa có dịch đến có dịch và dịch lan rộng...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý, các địa phương cần thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống SXH, các dịch bệnh mùa hè như dại, tay chân miệng, cúm, viêm não Nhật Bản, đau mắt đỏ, thủy đậu, tiêu chảy, tả, lỵ… Đây là những bệnh có thể lây lan nếu không nâng cao ý thức phòng ngừa.

Vĩnh Yên