Thứ năm, 28/9/2017, 20h29

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho học sinh: Khuyến khích trường tổ chức bếp ăn

Báo Giáo dc TP.HCM s 1.977 ra ngày 27-9 có bài “Chn thc phm bn “tn công” hc sinh” phn ánh nguy cơ ng đc thc phm (NĐTP) xy ra đi vi hc sinh (HS). Sau khi báo ra, ngày 27-9, S GD-ĐT TP phi hp vi Ban qun lý ATTP TP.HCM đã t chc Hi ngh trin khai công tác đm bo ATTP trong trưng hc.

Gi ăn ca tr ti mt trưng mm non. Ảnh: N.Trinh

5 v ng đc vi 305 HS mc

Theo Ban quản lý ATTP TP.HCM, từ năm 2014 đến nay, toàn TP xảy ra 5 vụ NĐTP trong trường học với 305 HS mắc. Trong đó, năm 2014 xảy ra 1 vụ với 97 HS mắc, năm 2015 xảy ra 1 vụ với 65 HS mắc, năm 2016 xảy ra 2 vụ với 127 HS mắc và 9 tháng đầu năm 2017 xảy ra 1 vụ với 17 HS mắc. Các vụ ngộ độc này xuất phát từ các món ăn cơm chiên dương châu, thịt heo xá xíu, chuối cau tráng miệng, bánh bông bữa ăn xế.

Ông Nguyễn Đại Ngọc - Phó trưởng phòng Phòng quản lý NĐTP, Ban quản lý ATTP TP - cho biết: “Kết quả giám sát cho thấy, nguyên nhân ngộ độc đến từ tác nhân vi sinh vật -  60,7%, biến chất - 25%, hóa chất tồn du trong thực phẩm - 3,6%. Cả 5 vụ đều không phải do bếp ăn trong trường học nấu mà là đặt ở bên ngoài”.

Cũng theo ông Ngọc, kiến thức vệ sinh ATTP của nhân viên chế biến chưa đồng đều; các đơn vị liên quan chưa có sự giám sát thường xuyên trong vấn đề đảm bảo ATTP tại các bếp ăn, cơ sở chế biến suất ăn sẵn. Thời gian từ lúc chế biến xong cho đến khi sử dụng tương đối lâu, suất ăn không có thiết bị bảo quản, hâm nóng. Việc sử dụng chất cấm, kháng sinh, hóa chất trong thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chất kích thích tăng trưởng trong một số sản phẩm nông nghiệp cũng góp phần làm tăng nguy cơ gây NĐTP. Mặt khác, một số bếp ăn, căn tin trong trường học chưa có sự giám sát chặt chẽ chất lượng thực phẩm đưa vào sử dụng.

Hiện trên địa bàn TP.HCM có 2.821 cơ sở có dịch vụ ăn uống trong trường học, trong đó bếp ăn tập thể là 1.620 cơ sở, căn tin là 883 cơ sở và 318 cơ sở nhận suất ăn sẵn. Trong đó ở bậc mầm non, số bếp ăn tập thể chiếm 99,1%, suất ăn sẵn chỉ 0,9%; tiểu học, số căn tin chiếm 48,4%, số nhận suất ăn sẵn là 19,55% và bếp ăn tập thể là 32,1%.

Ông Ngọc lo ngại: “Nếu không có giải pháp triệt để cải thiện việc chấp hành các quy định về ATTP tại các trường học thì số vụ NĐTP sẽ còn tăng trong thời gian tới”.

Trên 500 HS nên t t chc bếp ăn

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của HS cũng như thực hiện công tác ATTP, phòng, chống NĐTP trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng. Theo đó, tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, phải thực hiện nghiêm các quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP đối với các cơ sở cung cấp suất ăn cho trường học; bếp ăn, căn tin trong trường học. Theo đó các cơ sở có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ do Ban quản lý ATTP TP cấp; từ 50-200 suất/lần phục vụ do quận, huyện cấp. Và trạm y tế, phường quản lý, cấp cho cơ sở dưới 50 suất/lần phục vụ. Bên cạnh đó, liên ngành cần kiểm tra định kỳ 2 lần/năm đối với cơ sở trên 200 suất ăn/lần phục vụ, 3 lần/năm đối với cơ sở từ 50-200 lần/phục vụ. Và kiểm tra, thanh tra đột xuất nếu cơ sở xảy ra vi phạm, kiên quyết xử lý các cơ sở không đảm bảo.

Đặc biệt, ông Ngọc khuyến khích các trường học có trên 500 HS ăn bán trú nên tự tổ chức bếp ăn tập thể tại trường để kịp thời giám sát các điều kiện bảo quản, chế biến nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ra NĐTP.

Cũng nhằm đảm bảo công tác ATTP trường học, mới  đây Sở GD-ĐT TP.HCM và Ban quản lý ATTP TP đã ký kế hoạch liên tịch về Bảo đảm ATTP tại các cơ sở giáo dục giai đoạn 2017-2019. Theo đó, hai bên cùng thực hiện các nội dung tổ chức bếp ăn nội trú, bán trú, căn tin trong nhà trường. Kiểm soát, đảm bảo thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn, nhà ăn.

Liên quan đến kế hoạch liên tịch, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý ATTP TP cho biết: “Thời gian tới chúng tôi sẽ chú trọng thực hiện 5 nhiệm vụ chính. Thứ nhất tập trung về khâu cấp phép lại để bảo đảm không có một cơ sở nào không được cấp phép, chưa được cấp phép mà vẫn hoạt động; Thứ hai, đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm sạch - Khuyến khích các trường sử dụng chuỗi thực phẩm từ các cơ sở nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được công nhận của TP và đạt chứng nhận HACCP, VietGap, GlobalGap. Trước mắt sẽ chọn quận 3, quận 5 thí điểm về việc sử dụng thực phẩm nằm trong chuỗi cung cấp cho các bếp ăn, nhà ăn, cơ sở cung cấp thức ăn cho HS; Thứ ba, triển khai, duy trì hệ thống tự kiểm tra ở mỗi bếp ăn, cơ sở. Trách nhiệm không chỉ thuộc về nơi cung cấp mà còn thuộc về đơn vị đặt mua thức ăn; Thứ tư, tăng cường thông tin, giáo dục truyền thông, đưa kiến thức ATTP đến trường học, người liên quan cung ứng; Và cuối cùng trong tháng 10, Ban ATTP TP, Sở GD-ĐT TP sẽ chọn 1 trường học để tổ chức diễn tập điều tra, xử lý NĐTP...”.

Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Bùi Thị Diễm Thu chỉ đạo, trong thời gian tới phòng GD-ĐT quận, huyện phải phối hợp với các phòng chuyên môn tăng cường kiểm tra những đơn vị trường học, cơ sở cung cấp suất ăn, thực phẩm cho trường học trong việc đảm bảo vệ sinh ATTP...

Nguyn Trinh