Thứ bảy, 26/5/2018, 20h29

Phụ huynh tìm chỗ gửi con

Cui tháng 5, các trưng mm non bt đu kết thúc năm hc, nhiu ph huynh ti TP.HCM lo lng vì chưa tìm đưc ch gi con. Nhiu bà m phi tm ngh vic đ nhà trông con...

Ngh hè, nhiu ph huynh phi nh ngưi thân  quê vào gi con. Ảnh: T.D

Chị Hoàng Thị Giang (34 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) - cho biết: Từ sau lễ tổng kết của con chị phải nghỉ việc để ở nhà trông con bởi không thể tìm được chỗ gửi. “Cách đây hơn 1 tuần, khi nhận được thông báo lịch tổng kết năm học từ nhà trường, vợ chồng tôi đã chạy đôn chạy đáo tìm nhà trẻ tư nhân nhưng chưa tìm được. Chỗ rộng rãi, thoáng mát, chủ nhà có gắn camera thì đã kín chỗ không nhận thêm nữa, chỗ còn nhận thì không ưng ý vì cơ sở chật chội, bức bí, lại quá đông trẻ”, chị Giang nói.

Cũng theo chị Giang, trong khoảng 1 tuần sắp tới, chị phải tạm xin nghỉ ở cơ quan trong lúc chờ chồng liên hệ các lớp học kỹ năng sống ở Nhà Thiếu nhi Q.Thủ Đức để gửi con.

Cũng giống như chị Giang, chị Trần Thị Mai (32 tuổi, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức) cho biết: “Con gái tôi năm nay lên 3 tuổi, bản thân tôi làm thợ may. Nhiều tháng nay khối lượng công việc nhiều nên phải gửi con ở nhà trẻ tư nhân. Nhưng đến nay, chủ cơ sở thông báo không nhận giữ con tôi nữa vì cháu hay quấy khóc, nhác ăn, đồng thời số lượng suất đã kín vì các trường công lập nghỉ hè. Đến mấy cơ sở khác vẫn không được, tôi đành nhờ mẹ ở quê (tỉnh Thái Bình) vào phụ giúp trông cháu”.

Trong dãy trọ của chị Mai có 7 gia đình, trong đó 5 gia đình có con từ 3 đến 12 tuổi, đa số đều không biết phải làm sao để có thể vừa trông con vừa đi làm.

Chẳng hạn như gia đình chị Nguyễn Thị Trang (42 tuổi) - nhân viên một ngân hàng trên địa bàn Q.Thủ Đức, còn chồng là nhân viên hành chính làm việc tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Vợ chồng chị Trang có 2 con trai (con đầu 8 tuổi, con thứ 6 tuổi). Thời điểm trong năm học, vợ chồng chị thay nhau đưa đón con đi học. Còn hè, hai vợ chồng lại chạy đôn chạy đáo tìm chỗ gửi con, nhiều khi hai người còn cãi lộn vì chuyện này.

Chị Trang nhớ lại: “Mùa hè năm ngoái, cả hai vợ chồng tôi như “đứng ngồi trên đống lửa” vì không biết tìm đâu chỗ cho con. Nhiều lần nảy sinh xích mích. Năm nay, do con lớn đã đăng ký được suất học kỹ năng sống ở Nhà Thiếu nhi Q.Thủ Đức nên có phần đỡ lo hơn trước. Còn bé nhỏ thì đành phải gửi về quê (Quảng Ngãi) nhờ bà ngoại giữ, hết mùa hè lại trở vào đi học”.

Về phía các cơ sở giữ trẻ ngoài công lập, hầu như cơ sở nào nhìn an toàn cũng quá tải. Chủ cơ sở giữ trẻ khá lớn ở đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, chia sẻ: Thời điểm trong năm học cơ sở nhận từ 20 đến 30 trẻ, tuy nhiên mùa hè năm nào số trẻ nhận vào cũng tăng lên 40 trẻ. “Dù nhu cầu của phụ huynh cao hơn nhiều nhưng chúng tôi chỉ nhận tối đa 40 trẻ. Nhận thêm chắc chắn sẽ không thể chăm sóc được cho các cháu chu đáo. Nếu để xảy ra sự cố gì thì không chỉ phụ huynh mất niềm tin mà bản thân bảo mẫu cũng thấy áy náy”, chủ cơ sở này nói.

Ngoài những cơ sở giữ trẻ lâu nay cũng có một số cơ sở giữ trẻ thời vụ - chỉ giữ trong dịp hè. Theo đó chất lượng bữa ăn cũng như sự đầu tư về cơ sở vật chất rất kém. Biết vậy nhưng vì không còn sự lựa chọn nên không ít phụ huynh đành chấp nhận gửi con ở đây. Nhiều trường hợp trẻ không thích nghi được thì phụ huynh chỉ âm thầm chuyển chỗ cho con chứ không làm lớn nên những cơ sở này vẫn ngang nhiên tồn tại.

Thy Dương