Thứ năm, 12/10/2017, 22h33

Quan tâm đến các vấn nạn học đường

Hin nay, nhng vn nn hc đưng thưng xy ra đi vi hc sinh là: Lo âu vô căn c, trm cm, bo lc hc đưng, tình yêu hc trò…

Nhng hot đng ngoi khóa như thế này s giúp hc sinh giao lưu, chia s, th hin lòng yêu thương bn bè. Ảnh: D.Bình

Tình yêu hc trò

Đây chỉ là một loại tình cảm mới còn trong sáng, bồng bột và ngây thơ. Tuy nhiên, tình yêu nam nữ ở tuổi học đường thời nay không hẳn chỉ vậy. Với các em, tình yêu là còn một thứ trào lưu. Chính vì vậy các em sẽ bắt chước người lớn và đi quá giới hạn cho phép, dẫn đến việc học tập ngày càng sa sút. Thầy cô giáo và phụ huynh phải giúp các em nhận rõ tầm quan trọng ở lứa tuổi này cần quan tâm học tập là trên hết. Các bậc phụ huynh cũng nên dành nhiều thời gian cho con. Chia sẻ cởi mở về tình yêu khác giới, vấn đề sinh sản, sức khỏe. Đối với nhà trường nên đưa giáo dục sức khoẻ sinh sản vào chương trình học tập. Từ đó nhà trường sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn và ngăn chặn những thói xấu vào trường học.

Lo âu vô căn c

Trong cuộc sống những lo âu vô căn cứ nếu tiếp tục xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đến việc học tập như học hành sa sút, cuộc sống tẻ nhạt… Căng thẳng, lo âu có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và làm cho các em hành xử theo cách của những người cực đoan hơn bình thường. Vì thế, nếu các em gặp những khúc mắc trong cuộc sống, cũng như trong học tập, cần đến gặp và chia sẻ với các chuyên gia tâm lý học đường. Yêu cầu sự giúp đỡ của người khác, nói chuyện với mọi người về những gì các em đang lo âu là vấn đề cần thiết đối với trường hợp như thế này.

Trm cm

Trầm cảm ở lứa tuổi học sinh là một tình trạng mà các em cảm thấy mệt mỏi, buồn bã, chán nản, thấy cuộc sống dài vô vọng, không có hứng thú trong học tập, trong giao tiếp bạn bè, trong quan hệ xã hội với người xung quanh. Mặc dù ở lứa tuổi này các em chưa phải bươn chải cuộc sống để lo toan cho mình, tuy nhiên các em phải đối mặt với những áp lực liên quan đến học tập, giao tiếp bạn bè, ứng xử với gia đình, họ hàng… Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm của lứa tuổi học đường thường do cha mẹ thiếu quan tâm đến con, dẫn đến các em bị tổn thương về tình cảm, về áp lực học tập, hay mối quan hệ không tốt với thầy cô giáo, với bạn bè cùng trường, cùng lớp... Tuy nhiên, không loại trừ nguyên nhân xã hội hay nguyên nhân bên trong con người các em như tâm sinh lý cơ thể có vấn đề mà không hiểu biết nhiều. Những dấu hiệu để nhận biết các em bị trầm cảm thường thấy là: Thích ở một mình trong không gian yên tĩnh, tinh thần buồn bã, ít giao tiếp bạn bè, có cách ứng xử với người khác rất tiêu cực, dễ nổi nóng, hay cáu gắt và đặc biệt dễ gây sự với bạn bè, người thân khi giao tiếp. Để giúp các em tránh bị chứng trầm cảm, trước tiên các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn về tinh thần cũng như vật chất cho con. Ngoài ra, thầy cô giáo, chuyên gia tâm lý học đường cần quan tâm và giúp đỡ các em trong học tập cũng như những mối quan hệ bạn bè trong trường…

Bo lc trong hc đưng

Chỉ cần vài giây tìm trên google với tiêu đề “bạo lực học đường” sẽ hiện ra gần 2.780.000 kết quả nói về nạn bạo lực học đường. Những kết quả này cho thấy sự nghiêm trọng trong vấn đề giáo dục học sinh. Các lý do tạo nên làn sóng bạo lực học đường trong những năm gần đây là do đâu? Trước hết, thiếu vắng sự chia sẻ, dạy dỗ từ thầy cô giáo có thể khiến học sinh tìm đến lối sống buông thả, tìm đến bạn bè xấu và gây bạo lực bên ngoài trường học. Nguyên nhân có thể còn từ phim ảnh, thậm chí người thân trong gia đình có lối cư xử bạo lực. Do đó, nhà trường cần phối hợp với chuyên gia tâm lý học đường tổ chức các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm cuộc sống. Tạo môi trường thân thiện, giúp các em gần gũi nhau, tạo cơ hội để các em thể hiện lòng yêu thương với bạn bè, tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong học tập… Nhờ đó, các em có thể nhận biết giá trị của cuộc sống và học hỏi, thiết lập mối quan hệ bạn bè thêm gần gũi và gắn kết. Gia đình nên dạy các em những kỹ năng sống, thói quen lành mạnh, biết yêu thương người ngoài, biết giúp đỡ người gặp khó khăn, nhằm tạo lối sống có kỷ luật theo đúng giá trị cuộc sống nhằm giảm bạo lực học đường.

Lê Phm Phương Lan
(ging viên tâm lý hc)