Thứ ba, 10/7/2018, 21h56

Quốc tế hóa giáo dục ĐH: Vẫn còn xa...

Ngày 9-7, ti Trưng ĐH Cn Thơ đã din ra ta đàm “Nghiên cu đ xut các gii pháp đy mnh quc tế hóa giáo dc (GD) ĐH VN”. Ti đây, nhiu đi biu cho rng, GD ĐH VN rt khó quc tế hóa (QTH) do trình đ tiếng Anh ca ging viên, SV còn kém...

PGS.TS Lê Khương Ninh - Trưng khoa Kinh tế, ĐH Cn Thơ - đóng góp ý kiến ti bui ta đàm. Ảnh: Đ.P

GS.TS Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cho biết: “GD ĐH VN chưa được thế giới quan tâm và rất mờ nhạt ngay trong khu vực châu Á. Chúng ta có rất ít công trình khoa học được công bố quốc tế. Các nước chung quanh ta như Nhật đã QTH GD ĐH từ thập niên 70, Hàn Quốc từ thập niên 80, Trung Quốc từ 90, còn VN bây giờ mới tính đến QTH GD. Các trường ĐH VN chưa có chương trình đào tạo phù hợp với hội nhập quốc tế; chưa có chính sách sử dụng nhân sự nước ngoài. Hiện nay một số trường ĐH trọng điểm thực hiện liên kết với các trường ĐH nước ngoài để đào tạo. Theo đó, SV học một thời gian tại VN rồi sang trường liên kết tiếp tục học và được trường đó cấp bằng. Tuy nhiên cách làm này chưa thu hút nhiều SV quốc tế đến VN học tập dù học phí và giá sinh hoạt của chúng ta rẻ hơn các nước trong khu vực”.

Theo các đại biểu, QTH GD ĐH VN đang thiếu một “nhạc trưởng” nên các trường phải tự thân vận động, tìm lối ra. Trong đó, rào cản lớn nhất là trình độ ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh của giảng viên và nhất là SV rất yếu, không đủ khả năng đi giao lưu học tập ở nước ngoài.

Đơn cử như tại Trường ĐH Cần Thơ, khi thực hiện chương trình đưa SV ra nước ngoài giao lưu, nhiều khoa không tuyển đủ chỉ tiêu vì SV không đạt yêu cầu về ngoại ngữ dù học chuyên ngành tốt.

PGS.TS Lê Khương Ninh - Trưởng khoa Kinh tế, ĐH Cần Thơ - kiến nghị: “Chính phủ cần có chính sách về dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường để HS, SV học là để sử dụng, không phải học để thi… Ở các nước như Singapore, Philippines, Thái Lan, bước vào ĐH, SV đã có khả năng sử dụng tiếng Anh trôi chảy và học bằng giáo trình tiếng Anh. Ở Mỹ, học ĐH, SV phải biết sử dụng ít nhất 2 ngoại ngữ. Còn ở VN rất khó đưa SV ra nước ngoài giao lưu vì hạn chế về ngoại ngữ. Do vậy cũng khó triển khai các chương trình đào tạo quốc tế với giáo trình và giảng viên nước ngoài giảng dạy”.

Một trở ngại lớn khác là chương trình đào tạo. Theo các đại biểu, ở các nước tiên tiến, chương trình đào tạo khuyến khích sự sáng tạo và trang bị cho người học kỹ năng nhận biết và xử lý các vấn đề. Trong khi ở VN, chủ yếu dạy lý thuyết, khái niệm; chương trình đào tạo không cập nhật, không theo kịp sự tiến bộ của thế giới.

PGS.TS Lê Khương Ninh băn khoăn: “Chúng ta chưa thể thu hút SV thế giới vì họ không hãnh diện khi cầm tấm bằng ĐH của ta, họ không thể học chương trình chính trị, quân sự của ta. Các phòng thí nghiệm của chúng ta chưa đạt chuẩn quốc tế để SV thực tập và nghiên cứu khoa học. Về trao đổi giảng viên, Đại sứ quán Mỹ tại các nước đều giới thiệu học giả đến các trường ĐH tham gia giảng dạy nhưng ở VN dường như các trường đều ngần ngại, không dám tiếp nhận”.

TS. Lê Thị Nguyệt Châu - Trưởng khoa Luật, ĐH Cần Thơ - thẳng thắn: “Ngành luật rất khó để QTH. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của VN, quốc tế rất quan ngại về phạm trù đạo đức đối với công trình nghiên cứu. Khi tôi giới thiệu đề tài nghiên cứu khoa học của các thầy cô đến tạp chí khoa học quốc tế để công bố, ban biên tập luôn nhắc tôi phải kiểm định tính chính xác của nội dung cũng như xác minh công trình đó có sao chép dữ liệu của ai?”.

Từ thực tế này, nhiều đại biểu đã nêu những giải pháp, kiến nghị để tháo gỡ các rào cản, trong đó có việc các trường ĐH phải có chiến lược QTH gắn với cấp quốc gia, thực hiện thành công chương trình trao đổi giảng viên, trao đổi SV. Có chương trình đào tạo tiên tiến với sự giảng dạy của giảng viên nước ngoài, bằng tốt nghiệp ĐH được quốc tế công nhận; có giải pháp dung hòa giữa thời gian giảng dạy và thời gian nghiên cứu khoa học của giảng viên. Đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm và được công bố quốc tế; Có chính sách sử dụng nhân sự nước ngoài và đầu tư cơ sở vật chất cho các trường trọng điểm, nhất là các phòng thí nghiệm đẳng cấp quốc tế. Các trường này sẽ hỗ trợ hoạt động chuyên môn cho các trường ĐH khác, không nên đầu tư dàn trải. VN cần tiến tới thực hiện QTH trong kiểm định và xếp hạng các trường ĐH...

Đan Phưng