Thứ năm, 19/7/2018, 20h24

Rèn kỹ năng cho con: Chịu đựng áp lực

Tr có k năng chu đng tt các áp lc t bên ngoài xã hi tác đng vào s kiên cưng quyết tâm đt đưc mc đích đã đt ra. Tuy nhiên, k năng chu đng áp lc không phi do bm sinh mà có.

Cha m nên to môi trưng đ con tri nghim (nh minh ha)Ảnh: I.T

Cuộc sống của mỗi người dù muốn hay không thì không phải lúc nào cũng được êm đềm mà phải trải qua những thử thách, khó khăn. Người nào có kỹ năng chịu đựng được áp lực của những trở ngại kéo dài thì sẽ nhanh chóng vượt qua được những khó khăn, không rơi vào tâm trạng tiêu cực, chán nản. Người có kỹ năng chịu đựng tốt không phải là người chỉ biết cam chịu số phận, mà là người có thể biến khó khăn thành động lực để phấn đấu vươn lên. Trẻ có kỹ năng chịu đựng tốt các áp lực từ bên ngoài xã hội tác động vào sẽ kiên cường quyết tâm đạt được mục đích đã đặt ra. Tuy nhiên, kỹ năng chịu đựng áp lực không phải do bẩm sinh đã có. Nếu bản thân con mình từ nhỏ chưa phải là một đứa trẻ có kỹ năng biết chịu đựng áp lực, các bậc cha mẹ cũng có thể rèn cho chúng biết phải những thao tác cơ bản để vượt qua những trở ngại trong cuộc sống.

Trước hết, các bậc cha mẹ phải hiểu được thế nào là người có kỹ năng chịu đựng áp lực tốt. Đó là những người có khả năng dám đối mặt với khó khăn, thử thách; biết chấp nhận thất bại để quyết tâm vươn lên; là người kiên quyết, bền bỉ, biết tự điều chỉnh và biết tạo cho mình một trạng thái tâm lý tích cực, lạc quan sau mỗi lần gặp phải trở ngại.

Do đó, để rèn cho con kỹ năng chịu đựng áp lực, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cha mẹ luôn tôn trọng và là điểm tựa vững chắc cho trẻ. Cha mẹ cần thấu hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc của con khi đối mặt với những vấn đề mới. Có thể đối với người lớn thì đó không hề khó khăn gì, nhưng với năng lực của trẻ, chúng có thể bối rối, lo lắng. Cha mẹ hãy gần gũi và đồng cảm với trẻ. Trước một tình huống mà con bạn khó có thể tự mình vượt qua, nếu cha mẹ hiểu được tâm tính của con, không nên chê bai, quát nạt khiến trẻ mất bình tĩnh, khó tập trung để xử lý một cách hiệu quả nhất. Cha mẹ định hướng giúp trẻ giải quyết thì chúng sẽ đỡ băn khoăn hơn và kỹ năng chịu đựng áp lực từ đó cũng được hình thành.

Luôn tỏ thái độ ghi nhận sự quyết tâm của con một cách chân thành. Dù là trẻ con hay người lớn, khi sự quyết tâm nỗ lực của mình được ghi nhận, họ sẽ phấn đấu cố gắng làm tốt hơn nữa. Nhất là đối với một đứa trẻ, khi chúng nỗ lực hết mình chịu đựng áp lực để vượt qua trở ngại, hoàn thành công việc và nhận được lời động viên kịp thời. Điều đó sẽ giúp trẻ giữ gìn và phát huy những thành tích đang có và không ngại khi gặp phải thử thách, khó khăn.

Bồi dưỡng lòng tự tin cho trẻ. Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi những thử thách. Vì thế, nếu không có lòng tự tin, con người sẽ rất ngại đối mặt với khó khăn và hay mắc phải sai lầm. Do đó, cha mẹ phải giúp con nhận thức đầy đủ và phát huy thế mạnh của bản thân, động viên kịp thời và đúng mực để trẻ luôn tin tưởng rằng mình là người có thể gặt hái thành công. Đồng thời cũng tế nhị giúp con nhận ra những hạn chế, điểm yếu của mình để cố gắng khắc phục mà không cảm thấy tự ti, bất mãn. Cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con được tham gia nhiều hoạt động trong gia đình cũng như ngoài xã hội, qua đó trẻ có thể so sánh, đối chiếu với những gì bạn có để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với các mối quan hệ.

Tạo môi trường để con trải nghiệm. Khá nhiều bậc phụ huynh vì thương yêu và muốn bảo bọc con nên đã tạo điều kiện sống tốt đẹp, thuận lợi nhất cho con, làm thay con mọi thứ. Để trẻ tránh những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bạn muốn con mình thật sự bản lĩnh và có kỹ năng chịu đựng áp lực tốt, không bị bỡ ngỡ, lo lắng và bỏ cuộc mỗi khi rời khỏi vòng tay của cha mẹ, thì bạn hãy tạo cho con một môi trường rèn luyện để trẻ học cách đối mặt với những khó khăn với mức độ phức tạp tăng dần. Không gì thuận lợi hơn khi trẻ được rèn kỹ năng chịu đựng ngay trong sự “kiểm soát” của cha mẹ. Trong môi trường có những khó khăn đó, trẻ sẽ tự mình tìm cách khắc phục những bất lợi, rèn cho mình kỹ năng chịu đựng những áp lực. Cha mẹ cũng hãy mạnh dạn giao cho con làm những việc vừa với khả năng để chúng tự thực hiện. Phải yêu cầu trẻ hành động đến nơi, đến chốn. Động viên con nếu có gặp khó khăn thì phải cố gắng hết sức, dám vượt qua gian khổ để đạt được mục đích đặt ra.

Trong các phương pháp giáo dục trẻ, nhất là phương pháp rèn kỹ năng chịu đựng áp lực cho trẻ, không thể không kể đến phương pháp cha mẹ phải gương mẫu nêu gương để con noi theo. Bởi thực tế, không thể hình thành kỹ năng chịu đựng cho con nếu cha mẹ chúng là người hay buông xuôi, làm gì cũng kêu ca “bàn lùi”. Cho trẻ chứng kiến sự can đảm của chính bậc sinh thành thì đó chính là những lời dạy bảo vô cùng giá trị đối với con.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý hc - Trưng ĐH Nguyn Hu)