Thứ bảy, 21/10/2017, 23h15

Sáng tạo từ phòng học STEM

nhà không đưc cm dao nhưng lên trưng li cm ci gt dâu, thơm, nho nhanh thoăn thot đ làm rưu; nhà không đưc mày mò máy móc nhưng lên trưng li cm khoan, tua vít, súng bn keo rt điu ngh đ to ra các sn phm “made in… hc trò”...

Nhóm hc sinh chế to máy hút bi t chai nha, ng x thi...

Đó là thực tế đang diễn ra với nhiều học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) kể từ khi phòng thực hành STEM được đưa vào sử dụng trong năm học này.

Tha sc sáng to, tha chí đam mê

Khác với không khí vắng vẻ thường thấy ở các trường học vào những ngày cuối tuần, học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn lại thường hẹn nhau tới trường vào những ngày thứ 7, chủ nhật để được thỏa sức làm các sản phẩm mình yêu thích. Đơn cử như nhóm của em La Minh Thành (học lớp 6/13) vừa hoàn thành máy làm mát không khí sau những lần mày mò nghiên cứu với chi phí… 0 đồng. “Máy làm mát không khí được tận dụng từ những vật liệu có thể tái chế như thùng xốp, chiếc quạt của máy tính, dây điện nên chúng em không phải bỏ tiền mua vật liệu. Máy này có thể đặt ở bàn học hoặc trong góc phòng học tùy vào diện tích thùng xốp và lượng đá trong thùng”, Thành cho biết. Cạnh đó, nhóm của em Trần Thiên Phú (học lớp 7/14) cũng đang hoàn thành những bước cuối cùng của chiếc máy hút bụi, được làm từ chai nhựa, ống xả thải, lưới lọc. “Ý tưởng này của nhóm có từ rất lâu rồi nhưng chưa làm được do thiếu dụng cụ, máy móc. May mà năm nay có phòng thực hành STEM của trường được trang bị nhiều công cụ thiết bị nên nhóm bắt tay vào làm dưới sự hướng dẫn của các thầy cô. Ban đầu sử dụng máy khoan, súng bắn keo, em cũng lóng ngóng làm rớt keo ra ngoài. Nhưng sau nhiều lần thực hiện, em đã quen dần. Sắp tới, nhóm sẽ mạnh dạn thực hiện thêm nhiều sản phẩm khác. Điều em thích nhất là nhìn sản phẩm của mình được trưng bày cùng các sản phẩm sáng tạo của các anh chị lớp trên. Và thích hơn nữa là từ khi có phòng học này, chúng em có thể áp dụng kiến thức các môn học để khám phá, sáng tạo ra những vật dụng cần thiết, sau này có thể vận dụng ra ngoài cuộc sống”, Phú chia sẻ.

Nhóm hc sinh đang chế to máy thy lc

Phòng thc hành STEM là sn phm xã hi hóa t ph huynh Trưng THCS Lê Quý Đôn. Tuy nhiên, theo thy Phm Đăng Khoa, không nht thiết phi có nhng công c hin đi mi thc hin đưc giáo dc STEM trong nhà trưng. “Ch cn có đnh hưng giáo dc STEM, các giáo viên cũng có th hưng dn hc sinh vưt ra ngoài khuôn kh bài hc, to ra nhng sn phm mang tính ng dng trong thc tế như hóa hc có th lên men làm yaourt, làm rưu; vt lý có th làm tên la nưc…”, thy Khoa nói.

Trước đó, sản phẩm mô hình xe tự vận hành bằng cách dùng nguyên lý chuyển động bánh răng của chiếc bút xóa của một nhóm học sinh chế tạo từ phòng học này đã giành giải A cuộc thi sáng tạo dành cho học sinh Q.3. Cũng từ phòng học này, hàng loạt sản phẩm đã ra đời từ  trí sáng tạo, bàn tay khéo léo của các em như máy bán nước tự động, cục sạc điện thoại… Mỗi sản phẩm được tạo ra là tổng hợp ứng dụng của nhiều bộ môn như toán, vật lý, hóa học, sinh học, mỹ thuật, quản trị tài chính…

Thy cô cùng vào cuc

Phòng thực hành STEM chính thức được đưa vào sử dụng tại Trường THCS Lê Quý Đôn từ đầu năm học này. Đây là đơn vị đầu tiên tại TP.HCM đưa mô hình phòng học STEM vào áp dụng trong nhà trường. Phòng được trang bị máy in và quét 3D, 16 bộ thiết bị công cụ và nhiều đồ dùng cần thiết khác. Để phòng hoạt động hiệu quả, trường đã thành lập nhóm giáo viên STEM (gồm các bộ môn vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ, tin học, toán, mỹ thuật) cùng nhau thảo luận và thiết kế khung chương trình hoạt động cụ thể tại phòng thực hành. Mỗi tháng, trường sẽ tổ chức một chuyên đề để học sinh từ khối 6 đến khối 9 cùng tham gia. Cụ thể: Tháng 9 làm lồng đèn trung thu, tháng 10 lên men rượu, tháng 11 làm robot thủy lực… Cô Cao Phan Hà Vy (một trong những giáo viên phụ trách nhóm STEM) nhìn nhận: “Từ nhiều năm trước, giáo viên nhà trường đã muốn đưa nội dung thực tế vào bài học để tiết học bớt khô khan nhưng gặp nhiều hạn chế về thiết bị dạy học nên chỉ có thể hướng dẫn học sinh về nhà tự làm. Tuy nhiên, để làm ra được một sản phẩm nhiều khi các em phải mất gần một tháng do không đủ dụng cụ, không thể nhờ được ba mẹ giúp đỡ hoặc do bản thân chưa đủ kỹ năng, kiến thức để thực hiện. Với tôi, phòng thực hành STEM giống như một xưởng sản xuất nhỏ mà ở đó học sinh được vận dụng những kiến thức đã học, kết hợp với các kỹ năng để tạo ra những sản phẩm mang tính ứng dụng vào đời sống”.

Thầy Phạm Đăng Khoa (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết từ khi có phòng thực hành STEM, đam mê đổi mới sáng tạo trong dạy học của các giáo viên cũng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Có những hôm phòng thực hành 8 giờ tối vẫn còn sáng đèn, nhìn qua camera thì thấy thầy trò đang cùng làm cho xong một sản phẩm. “Thành công lớn nhất của phòng thực hành không chỉ giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để tạo ra các sản phẩm khoa học ứng dụng vào đời sống mà còn khiến cho sự đam mê, tâm huyết của các giáo viên về đổi mới hoạt động dạy học được thúc đẩy mạnh mẽ. Và chính sự đam mê đó đã khiến giáo viên có đủ năng lượng để truyền lửa cho học sinh, giúp các em trở thành những nhà khoa học ngay trong chính môi trường học tập của mình”, thầy Khoa nói.

Ngc Anh