Thứ năm, 14/9/2017, 22h48

Sinh viên Lào gửi niềm tin trên đất Việt

H là nhng lưu hc sinh đến t đt nưc triu voi, chn Đà Nng tiếp tc con đưng hc vn vi nhiu ngành ngh khác nhau. Vi h, Đà Nng như ngôi nhà th hai đ gi gm nim tin ca mình…

Các lưu hc sinh Lào ti ĐH Đà Nng trao đi sau gi hc

1. Mùa tựu trường ở Việt Nam bắt đầu thì ở xứ sở triệu voi, những lưu học sinh lại tất bật trở về với các trường đại học thành viên của ĐH Đà Nẵng - nơi họ chọn gửi gắm niềm tin để tiếp tục tu bổ kiến thức. SV Bonphaatk Sone Bounmor (SN 1992), đến từ một vùng quê của tỉnh Savanakhet, hiện đang theo học ngành Sư phạm giáo dục chính trị (Trường ĐHSP) chia sẻ: “Em chọn Đà Nẵng để theo học đại học, một phần vì môi trường giáo dục ở đây tốt, con người ở mảnh đất này thân thiện và môi trường sống như ẩm thực, sinh hoạt cũng không quá khác xa lắm so với đất nước em”. Năm nay, Bonphaatk bước vào năm học thứ 4, việc nói và nghe giảng viên dạy trên lớp cũng không còn quá khó khăn.

Không chỉ học, Bonphaatk sớm bắt nhịp với môi trường mới, năng nổ trong các phòng trào Đoàn, như tham gia các tiết mục văn nghệ của khoa, trường, hát trong các chương trình đón tân sinh viên hàng năm. “Đa số em hát bài hát tiếng Việt và bày cho các bạn Việt một số điệu múa Lào để cùng chung vui. Bài hát tiếng Việt nhạc rất hay và dễ nhớ. Em sẽ học nhiều để sau này ra trường, trở về Savanakhet dạy học, em sẽ tập lại cho các bạn học sinh”.

2. Là một thầy giáo dạy THPT ở tỉnh Pak Xế, du học sinh Thongseo Chamthaicoun bộc bạch: “Mình từng tốt nghiệp ngành sư phạm hóa, hệ cao đẳng ở Lào và về dạy học ở tỉnh mình suốt 5 năm. Dù đã có công việc ổn định nhưng vẫn luôn mong muốn được nâng cao trình độ để dạy học được tốt hơn nên mình chọn xin học bổng theo học tại Trường ĐHSP - ĐH Đà Nẵng”. Cũng như nhiều du học sinh khác, ngay từ năm đầu tiên Thongseo Chamthaicoun gặp không ít khó khăn. “Trước đó mình chưa hề biết tiếng Việt, vốn tiếng Anh lại không biết nhiều nên khi sang đây mình rất ngại, nhất là những buổi lên lớp các bạn và giảng viên đều nói nhanh, rồi ra chợ mua gì cũng ngại vì không biết diễn đạt ý mình như thế nào… Những lần như vậy mình đều tìm đến các bạn sinh viên Việt Nam để nhờ giúp đỡ”, Thongseo Chamthaicoun bộc bạch.

Cũng như môi trường du học ở nhiều quốc gia khác, các lưu học sinh Lào theo học tại các trường thành viên thuộc ĐH Đà Nẵng đều phải trải qua một năm học tiếng Việt thực hành trước khi chính thức học chuyên ngành. Cùng với sự hướng dẫn của giảng viên, mỗi du học sinh đều được một sinh viên người Việt hỗ trợ. Anh Thongdam Vongviengxay, trưởng đoàn lưu học sinh Lào cho biết: “Tôi đã theo học ngành báo chí ở Trường ĐHSP - ĐH Đà Nẵng được 4 năm. Mỗi năm lớp đi trước như chúng tôi lại đón các em khóa sau sang theo học ở đây. Chúng tôi rất vui vì người Đà Nẵng rất thân thiện, các bạn sinh viên và giảng viên luôn sẵn sàng hỗ trợ du học sinh Lào trong việc học tiếng Việt. Không chỉ học, lưu học sinh Lào còn được tham gia rất nhiều vào các phong trào văn nghệ, Đoàn ở khoa, trường. Vui nhất là vào những dịp tết của đất nước Lào, khi anh em sinh viên tổ chức thì có rất đông sinh viên Việt Nam cùng đến tham gia chia vui. Vừa rồi kỉ niệm 55 năm tình hữu nghị Việt - Lào do thành phố Đà Nẵng tổ chức, tôi còn được hát bài Đẹp mãi tình Việt - Lào anh em bằng tiếng Việt. Tôi đang ấp ủ dự định chuyển thể bài hát sang tiếng Lào để sau này về nước công tác tôi lại có dịp hát cho các bạn ở đó nghe”.

3. GS.TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho biết, từ năm 2002 đến nay, kể từ khóa học đầu tiên dành cho lưu học sinh Lào đến học tập ở các trường thành viên, đã có khoảng hơn 1.000 lưu học sinh Lào đã và đang theo học các chương trình đào tạo cử nhân và sau đại học tại đây. Trong đó, có 373 sinh viên được thành phố hỗ trợ học bổng, một trường hợp được ĐH Đà Nẵng miễn học phí. Hầu hết các lưu học sinh Lào tốt nghiệp đều được bố trí công tác tại các cơ quan chủ chốt tại Lào. “Trong những năm qua, ĐH Đà Nẵng không ngừng tiếp nhận và hỗ trợ lưu học sinh Lào đến học tập và nghiên cứu, nhiều sinh viên còn hoàn thành sớm chương trình đào tạo và đạt nhiều thành tích xuất sắc trong học tập cũng như các phong trào, hoạt động, cuộc thi có quy mô lớn. Bên cạnh đó, đã có nhiều biên bản ký kết ghi nhớ hợp tác giữa các trường ĐH, CĐ của Lào với ĐH Đà Nẵng nói chung và các cơ sở giáo dục đại học thành viên nói riêng về việc phối hợp nghiên cứu, giảng dạy, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định thành quả hợp tác hữu nghị giữa hai nước”, TS.Trần Văn Nam cho biết thêm.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên