Thứ bảy, 24/3/2018, 21h29

Sôi động cuộc thi Giao thông học đường

Cuc thi Giao thông hc đưng năm hc 2017-2018 (ln th 3) do y ban ATGT quc gia phi hp vi B GD-ĐT t chc đang to đưc hiu ng tích cc vi s tham gia ca hàng ngàn thí sinh trên toàn quc. Trong đó, TP.HCM là đơn v có s thí sinh d thi cao nht, tnh Phú Th đng th nhì và Bình Đnh đng th ba.

TP.HCM là đơn v có s thí sinh tham gia cuc thi đông nht vi gn 93 ngàn hc sinh

TP.HCM: Gn 93 ngàn thí sinh d thi

Tính đến thời điểm ngày 22-3-2018, trên website cuộc thi http://giaothonghocduong.com.vn hiển thị 3 đội đứng đầu cuộc thi vì có số thí sinh dự thi đông đảo là TP.HCM (92.809 thí sinh), Phú Thọ (80.542 thí sinh) và Bình Định (75.834 thí sinh). Để đạt được kết quả này, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phát đi công văn đôn đốc các trưởng phòng GD-ĐT, hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc trung tâm GDTX, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX tăng cường tuyên truyền mục đích, ý nghĩa cuộc thi, hướng dẫn và khuyến khích học sinh các cấp tham gia trong tuần thứ 5 (từ 5-3-2018 đến 11-3-2018) và tuần thứ 6 (từ 12-3-2018 đến 18-3-2018).

Theo kế hoạch, cuộc thi Giao thông học đường đã và đang được triển khai trên phạm vi toàn quốc, từ ngày 12-12-2017 đến tháng 5-2018, với 3 vòng thi thông qua hình thức thi trắc nghiệm, đối tượng dự thi là các em học sinh khối THCS-THPT trên toàn quốc. Cụ thể, các thí sinh tham dự vòng thi cấp trường từ ngày 12-12-2017 đến ngày 18-3-2018; vòng thi cấp tỉnh/thành phố từ ngày 2-4-2018 đến ngày 15-4-2018 và vòng thi chung kết toàn quốc sẽ diễn ra vào tháng 5-2018. Đề thi trong cuộc thi Giao thông học đường cũng được chia theo từng cấp học với hình thức thể hiện phong phú. Trong đó có 584 loại câu hỏi về văn hóa giao thông, 1.073 câu hỏi về Luật Giao thông đường bộ và 168 câu hỏi tình huống dạng video 3D… Điều đặc biệt hấp dẫn là những tình huống giao thông được mô tả sinh động, giúp thí sinh dự thi dễ hình dung. Nội dung câu hỏi bám sát các tình huống giao thông thường gặp trong đời sống. Do đó, những kiến thức trong cuộc thi sẽ trở thành những bài học bổ ích giúp các em học sinh cách nhận biết những tình huống giao thông nguy hiểm, có các kỹ năng phòng tránh tai nạn và có văn hóa tham gia giao thông văn minh.

Theo thể lệ cuộc thi, mỗi thí sinh sẽ tạo một tài khoản duy nhất và dự thi online trên website http://giaothonghocduong.com.vn. Sau 6 tuần thi, mỗi trường sẽ chọn ra 1 thí sinh có điểm thi cao nhất để tham gia vòng thi cấp tỉnh/thành phố. Trong trường hợp thí sinh có điểm thi bằng nhau thì sẽ tiến hành xem xét dựa trên tiêu chí thời gian hoàn thành bài thi (thí sinh nào có thời gian hoàn thành phần thi nhanh hơn sẽ được xếp thứ hạng cao hơn). Kết quả sẽ được công bố công khai trên website http://giaothonghocduong.com.vn. Tiếp đó, mỗi tỉnh sẽ chọn 1 thí sinh đạt giải nhất ở mỗi cấp để tham gia vòng thi chung kết toàn quốc tại Hà Nội. Riêng 5 tỉnh/thành phố có số lượng thí sinh tham gia đông nhất sẽ chọn 2 thí sinh đạt giải cao nhất ở mỗi cấp để tham gia vòng thi chung kết.

Cuc thi ý nghĩa và b ích

Theo ban tổ chức, cuộc thi Giao thông học đường năm học 2017-2018 là hoạt động thiết thực nhằm triển khai nội dung thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24-8-2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự ATGT. Đồng thời triển khai kế hoạch số 08/KH-UBATGTQG ngày 9-1-2017 của Ủy ban ATGT quốc gia về Năm ATGT 2017 với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh thiếu niên” với chủ đề “Tính mạng con người là trên hết”. Bên cạnh đó, cuộc thi cũng là động thái tiếp tục triển khai chương trình phối hợp số 235/CTPH/UBATGTQG-BGDĐT giữa Ủy ban ATGT quốc gia và Bộ GD-ĐT về tăng cường công tác giáo dục ATGT trong trường học giai đoạn 2013-2018.

Cơ cấu giải thưởng:

Vòng thi cấp trường: 3 giải (500.000đ/giải) cho thí sinh các khối trên toàn quốc trong mỗi tuần.

Vòng thi cấp tỉnh/thành phố: 1 giải nhất (1.000.000đ/giải), 1 giải nhì (500.000đ/giải), 1 giải ba (300.000đ/giải).

Vòng thi cấp toàn quốc: 1 giải đặc biệt
10.000.000đ, 2 giải nhất 5.000.000đ/giải; 3 giải nhì 3.000.000đ/giải và 5 giải ba 2.000.000đ/giải.

Riêng đối với thí sinh lớp 12, nếu đạt giải cao trong vòng chung kết sẽ được ban tổ chức xem xét cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1.

Theo ông Khuất Việt Hùng (Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia), trong những năm gần đây, tình trạng TNGT trong học sinh có xu hướng tăng cao. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi tham gia giao thông. Do đó, ông khẳng định: “Cuộc thi Giao thông học đường là hoạt động thiết thực, góp phần giáo dục kiến thức kỹ năng cũng như văn hóa ứng xử cho học sinh khi tham gia giao thông. Qua đó, giúp các em tiếp cận với các kiến thức về ATGT một cách gần gũi, tự nhiên theo một hình thức tuyên truyền mới, nhẹ nhàng và hấp dẫn. Đồng thời tạo điều kiện để các em tiếp cận bộ đề thi lý thuyết giấy phép lái xe mô tô hạng A1”. Ủng hộ cuộc thi ý nghĩa này, ông Dương Văn Bá (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV-Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ GD-ĐT quyết định giữ lại cuộc thi Giao thông học đường sau khi thực hiện chủ trương tinh giản các kỳ thi, cuộc thi, hội thi dành cho học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua. Bởi vì đây là cuộc thi có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông của các em học sinh trong cả nước.

Đinh Vũ