Thứ bảy, 12/8/2017, 20h07

“Sốt” vì... sốt xuất huyết

TP.HCM: Đảm bảo không có ổ loăng quăng trong trường học

PGS.TS. Trn Đc Phu (Cc trưng Cc Y tế d phòng, B Y tế) tr li báo chí. Ảnh: H.Tr

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 80.555 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 69.085 trường hợp nhập viện, 24 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, số trường hợp nhập viện tăng 33,5%...

PGS.TS. Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết: Số ca mắc vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam (57,8%); miền Bắc có tỷ lệ mắc thấp hơn (21,9%), tuy nhiên gần đây có gia tăng số trường hợp mắc tại Hà Nội.

PV: Xin ông cho biết nguyên nhân vì sao có s gia tăng dch bnh SXH vào năm nay?

- PGS.TS. Trần Đắc Phu: Nguyên nhân là do mùa hè đến sớm, nhiệt độ trung bình tại hầu hết các khu vực cao hơn những năm trước đây dẫn đến véc-tơ truyền bệnh phát triển mạnh. Bên cạnh đó là tốc độ đô thị hóa nhanh, môi trường tại các công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, nhà trọ, lán trại không được quan tâm xử lý dẫn đến phát sinh các ổ loăng quăng của muỗi truyền bệnh; sự chủ động, phối hợp của một số địa phương chưa cao; việc triển khai biện pháp phun hóa chất và diệt loăng quăng ở khu vực thành thị gặp khó khăn, không triệt để...

Có dư lun SXH bùng phát là do mui kháng hóa cht, PGS. TS. Phan Trng Lân (Vin trưng Vin Pasteur TP.HCM) nhn đnh như thế nào v vn đ này?

- PGS.TS. Phan Trọng Lân: Trước khi đưa hóa chất vào phòng chống dịch thì hóa chất phải được đưa vào thử nghiệm tại cả 3 miền (Bắc, Trung, Nam). Nếu đạt thì mới đưa vào danh mục của Bộ Y tế. Sau đó, khi thực hiện, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) sẽ kiểm tra lần nữa. Vì vậy hoàn toàn không có chuyện muỗi gây bệnh SXH kháng hóa chất.

Có lẽ vấn đề nằm ở chỗ kỹ thuật phun - nhân viên phun không đúng kỹ thuật, không đúng thời điểm, trước khi phun không giảm mật độ loăng quăng xuống. Sắp tới các thành phố lớn sẽ là điểm nóng SXH, vì vậy phải loại trừ loăng quăng trước khi phun hóa chất.

Nhiu ngưi nói rng mc SXH mt ln thì không bao gi mc na. Ý kiến này đúng hay sai thưa PGS. TS. Trn Đc Phu?

- PGS. TS. Trần Đắc Phu: SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi-rút Denue gây ra với 4 týp gây bệnh được ký hiện là D1, D2, D3, D4. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng týp nên người ta có thể mắc SXH lần thứ 2 hoặc lần thứ 3 bởi những týp vi rút khác.

Tr mc SXH điu tr ti BV Nhi đng I, TP.HCM. Ảnh: H.Tr

Vit Nam đã thanh toán đưc nhiu bnh nh có vc-xin, còn SXH thì chưa có vc-xin nên dch thưng xuyên bùng phát. Vy cách nào đ phòng chng SXH thưa PGS.TS. Trn Đc Phu?

- PGS.TS. Trần Đắc Phu: Khẩu hiệu của ngành y tế là “Không có loăng quăng, không có SXH”. Đúng vậy, SXH là do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi-rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh vào sáng sớm và chiều tối, vì vậy phải ngủ mùng vào ban ngày. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở dụng cụ chứa nước sạch trong và xung quanh nhà, không đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. Theo khảo sát của chúng tôi, trước kia chỉ có 5-6 dụng cụ chứa nước để muỗi sinh đẻ thì nay tăng lên 30 loại. Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình trên 20 độ C. Muỗi thích nhảy nên nó đẻ ở khắp nơi, một đời con muỗi có thể đẻ từ 500 đến 1.000 con muỗi. Và thường cắn nhiều người chứ không phải một người...

Vì vậy để phòng chống bệnh SXH, người dân cần đậy kín, lật úp các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng như thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, loại bỏ các vật phế thải...

Xin bác sĩ Nguyn Trí Dũng (Giám đc Trung tâm Y tế d phòng TP.HCM) cho biết tình hình SXH ti TP.HCM hin nay như thế nào?

- Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng: Tính đến ngày 10-8, toàn TP có trên 12.200 ca mắc SXH nhập viện, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016 (9.606 ca). Tuy nhiên, 7 tuần qua không tăng, hiện là 500 ca/tuần, tuần gần đây nhất là 460 ca. Các quận, huyện như Q.6, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Bình Chánh, Hóc Môn có số ca mắc cao và vượt mức báo động dịch.

Trước đó, ngay từ đầu năm, ngành y tế TP đã dự báo năm nay dịch bệnh SXH sẽ tăng cao nên chủ động nhiều biện pháp phòng chống, không chế ổ dịch. Sở Y tế phối hợp với Sở TN-MT và Thành đoàn tổ chức chiến dịch diệt loăng quăng tại tất cả các phường, xã; chiến dịch này sẽ làm hàng tuần và kéo dài đến tết nguyên đán.

Bên cạnh đó, Sở Y tế TP cũng tăng cường xử phạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân để dịch bệnh bùng phát. Theo đó từ đầu năm đến nay đã xử phạt 98 trường hợp với mức phạt từ 1 đến 2 triệu đồng/ trường hợp.

Năm hc mi đã bt đu, đây cũng là thi đim dch bnh SXH và tay chân ming bùng phát. Vy ngành y tế đã có s phi hp như thế nào vi ngành giáo dc đ ngăn dch bnh lây lan trong trưng hc?

- PGS.TS. Trần Đắc Phu: Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ GD-ĐT ra công văn chỉ đạo các trường huy động HS-SV làm cộng tác viên diệt loăng quăng tại nhà. Vì đôi khi cán bộ y tế tuyên truyền các ông bố, bà mẹ không nghe nhưng con tuyên truyền thì họ lại nghe.

BS. Nguyễn Trí Dũng: Sở Y tế và Sở GD-ĐT TP.HCM vừa họp liên tịch, trong đó có kế hoạch tổng vệ sinh trường học để khi HS nhập học không có loăng quăng trong trường. Đối với bệnh tay chân miêng, hướng dẫn giáo viên cách giữ gìn vệ sinh cho trẻ, vệ sinh lớp học, đồ chơi của trẻ, cách phát hiện dấu hiệu bệnh của trẻ để cách ly sớm. Hiện trung tâm y tế dự phòng quận, huyện đang tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các trường học nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi vào năm học mới.

Tính tới thời điểm này, TP có 2.966 ca mắc tay chân miệng nhập viện, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2016 (3.122 ca). Các quận có số ca mắc vượt mức báo động là Q.4, 9, 11, Bình Tân và huyện Hóc Môn.

Xin cám ơn các bác sĩ!

Hòa Triu (thc hin)