Thứ ba, 19/6/2018, 21h23

Tâm lý trước kỳ thi: Học cách quên để nhớ nhiều hơn

“Đôi khi trí nh kém là vì chúng ta bt trí nh làm vic nhiu quá, đui sc, không cha ni na, lúc đó chúng ta phi biết… quên. Hc cách quên đ nh nhiu hơn, nghĩa là phi biết ngh ngơi đúng lúc, đng đ đu óc quá căng thng, m m ngưi đi, nht là các thí sinh đang chun bc vào k thi THPT quc gia”, bác sĩ Đ Hng Ngc chia s.

Thí sinh cn hn chế ăn ung  va hè không đm bo v sinh. Ảnh: T.Dương

Có thuc giúp trí nh?

Nói về vấn đề này, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc khẳng định: Làm gì có thuốc bổ óc, thuốc giúp trí nhớ? Người ta quảng cáo bằng những cái tên thật lạ, thật oai, thật hấp dẫn, chứ thật ra toàn những món lăng nhăng. Cái đó gọi là “người khôn ăn bòn kẻ dại”, thế thôi. Thí sinh uống thuốc rồi mà thi rớt thì lại nghĩ tại uống thuốc chưa “đủ đô”, năm sau sẽ càng bỏ tiền mua uống tiếp. Não bộ chúng ta như cái hộp, đã đựng cái này chật rồi thì không thể đựng cái khác nữa. Nhồi nhét vào những game, tưởng tượng phù phiếm… thì còn mong gì có chỗ cho chuyện học với hành, thi với cử.

Có thí sinh thấy đề thi dễ mà làm không được vì mấy ngày trước đó đã thức trắng đêm “gạo bài”, nay cơ thể phải ngủ bù. Có em uống thuốc kích thích để học, đến ngày thi thấy đề dễ mà đành bỏ giấy trắng vì… đầu óc đột nhiên trống trơn. Có em ngày thi mà lo chải chuốt quá, chọn bộ quần áo cực kỳ thời trang khiến bản thân bị mất tập trung. Thay vì nhớ bài học thì đầu óc chỉ quan tâm tới quần áo, tóc tai… và những ánh mắt, những lời khen chê xung quanh mình.

Ngày thi, các em chỉ cần ăn mặc sạch sẽ tươm tất như bình thường. Bộ óc con người kì dị lắm, khi học kỹ, học đầy đủ thì ngày thi ta có cảm giác như nó trống rỗng vậy, thấy nó như lửng lơ vậy, nhưng khi đề ra thì lập tức nó gom tụ lại, tập trung để giúp ta hiểu và nhớ lại, làm bài một cách dễ dàng. Còn nếu lúc đó ta tập trung qua chuyện khác thì đầu óc ta sẽ trống rỗng với đề thi, đơn giản có vậy.

Làm sao có trí nh tt nht?

Theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, đầu tiên là tập dưỡng khí. Người biết học thì kiếm nơi vắng vẻ, thoáng khí để học cho dễ tập trung. Học mỏi rồi thì vận động thể lực một chút để thay đổi không khí. Thay đổi môn học này bằng môn học khác cũng là cách giải trí. Lớp học, góc học bài ở nhà cần thoáng khí. Các em cũng cần học cách thở, mà thở bụng là cách tốt nhất. Thứ hai, thuốc giúp trí nhớ tốt là các món ăn nhẹ nhàng như một gói xôi đậu, một ly chè đậu, chè khoai, một tô canh bí, một cái trứng vịt hoặc trứng gà hoặc vài  trứng cút (đã kiểm dịch). Không phải chè đậu làm cho thi đậu mà trong chè có đường, trong đậu có đạm. Đường, đạm là các chất cần thiết cho bộ óc. Cũng như không phải ăn trứng gà, trứng vịt hay canh bí thì sẽ… thi rớt như những kẻ mê tín dị đoan bày đặt, trái lại trong trứng có nhiều vitamin, trong bí có axít glutamic. Hạn chế ăn vặt hàng quán vỉa hè không đảm bảo vệ sinh. Thứ ba, nước và chất điện giải. Nước không thể thiếu được, các em có thể nhịn đói lâu được chứ không thể nhịn khát. Tuy nhiên, quá thừa thãi nước cũng có hại, sẽ khiến các em thấy khó chịu, nặng bụng. Canxi cần thiết cho sự hoạt động của tế bào thần kinh, thiếu canxi có thể gây co giật các cơ bắp. Muối: chất muối biển cũng rất cần thiết, thiếu nó các cơ bắp mau mỏi mệt, suy yếu, hệ thần kinh cũng suy kém đi. Tuy vậy, các em không nên ăn mặn, sau này sẽ dễ bị cao huyết áp. Axít glutamic: các loại thuốc có axít glutamic rất nhiều và được quảng cáo như là thuốc bổ óc. Thực ra nó không có hại gì cũng chẳng có lợi ích bao nhiêu. Axít phosphoric: cũng có ích cho sự bồi bổ thần kinh hệ, nhưng uống nhiều dễ làm chua bao tử.

Những ngày ôn tập, các em cần ăn uống giản dị để bao tử đỡ vất vả, tập trung trí nhớ cho việc học, biết vận động thể lực, biết tổ chức việc học, nghỉ ngơi đầy đủ, không ỷ lại vào các thứ thuốc bổ, thuốc giúp trí nhớ nhảm nhí thì mới mong thi đâu đậu đó.

Bên cạnh việc ăn uống, nghỉ ngơi và ôn tập hợp lý, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc còn khuyên phụ huynh tránh gây áp lực với con trong mùa thi. Cụ thể, phụ huynh phải làm sao để con thích học; quan tâm sức khỏe của con; động viên con tránh sợ hãi, lo lắng và khuyên con học tất cả những gì phải học, đừng để “nước đến chân mới nhảy”.

T.An