Thứ năm, 7/12/2017, 23h16

Tăng kinh phí đào tạo sinh viên tài năng: Vấn đề cần làm ngay

Mc đu tư không thay đi sut 15 năm qua (10 triu đng/SV/năm) đã tr thành mt thách thc ln vi chương trình đào to SV tài năng. Vic điu chnh kinh phí, trong đó, khuyến khích xã hi hóa đ tăng ngun lc đào to SV tài năng đưc nhiu trưng ĐH đ xut ti hi ngh “Tng kết và phương hưng trin khai đ án chương trình đào to tài năng trình đ ĐH giai đon 2013-2017” do ĐH Quc gia TP.HCM t chc ngày 7-12.

Đi biu phát biu ti hi ngh. Ảnh: M.Tâm

Trình đ ngoi ng chưa đng đu

Theo báo cáo của ĐH Quốc gia TP.HCM, chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng giai đoạn 2013-2017 ĐH này phê duyệt cho 5 trường ĐH thành viên triển khai 21 chương trình tài năng với quy mô hiện tại 1.882 SV. Trong đó, ĐH Quốc gia TP.HCM hỗ trợ kinh phí cho 10 chương trình với mức 10 triệu đồng/SV/năm đối với khối ngành kinh tế, xã hội và 12 triệu đồng/SV/năm với khối ngành khoa học kỹ thuật. 11 chương trình còn lại dùng nguồn kinh phí đối ứng của đơn vị.

Trình độ và chất lượng đào tạo của SV tài năng luôn cao hơn SV chương trình đại trà; đa số ở mức khá, giỏi. Trong đó, tỷ lệ giỏi, xuất sắc chiếm gần 46%; loại khá gần 50%. Phần lớn SV tốt nghiệp làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, CNTT (chiếm 76%). Toàn ĐH Quốc gia TP.HCM có 91% SV tốt nghiệp các chương trình tài năng có việc làm trước và ngay sau khi tốt nghiệp; 8% có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp… Đa số các em làm đúng chuyên ngành đào tạo. Thậm chí, có trường cho rằng, đơn vị tuyển dụng đánh giá tuyển được 1 SV tài năng có giá trị bằng 10 lần SV khác.

Theo TS. Lê Thanh Hưng - Phó Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa, đội ngũ SV tài năng còn là một nguồn lực tốt giúp các giảng viên trong nghiên cứu khoa học. Chương trình hằng năm có phân bổ kinh phí hỗ trợ SV tài năng nghiên cứu nhưng rất hạn hẹp, khoảng vài triệu một đề tài. Bù lại, từ nguồn kinh phí các đề tài của giảng viên, SV tài năng có cơ hội tiếp xúc sớm với những nghiên cứu thật sự.

Đánh giá của ĐH Quốc gia TP.HCM cũng cho thấy, SV tài năng chưa có trình độ ngoại ngữ đồng đều. Dù tiêu chuẩn tiếng Anh đầu vào cũng được các trường quan tâm nhưng không tránh được sự chênh lệch về trình độ giữa các thành viên trong cùng một lớp, gây khó khăn cho giảng viên trong giảng dạy. Hệ thống giáo trình chuyên biệt cho SV tài năng, đặc biệt giáo trình chuyên ngành tiếng Anh vẫn chưa đáp ứng kịp thời. Việc trang bị các giáo trình bản gốc đến từng SV cũng gặp không ít khó khăn.

Vũ Nam Thái - Cựu SV hệ cử nhân tài năng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - nhìn nhận, SV tài năng của trường gặp hạn chế ngoại ngữ, một trong các nguyên nhân nằm ở việc chương trình giảng dạy ngoại ngữ của trường chưa đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng, đáp ứng mong mỏi của SV. ĐH Quốc gia TP.HCM nên điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo ngoại ngữ, có chính sách ưu tiên, nâng cao chất lượng đầu ra ngoại ngữ cho SV tài năng.

Xã hi hóa đ tăng ngun kinh phí đào to

Trong tham luận, PGS.TS Lê Giang - Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM - cho rằng, mức đầu tư không thay đổi suốt 15 năm qua đã trở thành một thách thức lớn với chương trình đào tạo SV tài năng nên việc tăng kinh phí là cần thiết. Nguồn kinh phí tăng thêm này phục vụ tăng đãi ngộ cho SV thông qua học bổng, thực tập nghiên cứu, hỗ trợ và khen thưởng nghiên cứu khoa học; giúp cải thiện chế độ thù lao cho giảng viên dạy chương trình tài năng.

Theo PGS.TS Lê Giang, trong 15 năm qua, vật giá đã thay đổi rất nhiều, mức đầu tư cũ khiến hoạt động đào tạo chương trình tài năng khó khăn hơn, làm chương trình mất đi sức hấp dẫn đối với người dạy lẫn người học. Học bổng chương trình tài năng hiện nay thấp hơn so với mặt bằng chung của các loại học bổng khác. Thù lao thấp khiến trường còn gặp khó khăn trong việc mời các chuyên gia ngoài trường tham gia giảng dạy hoặc nói chuyện chuyên đề cho SV tài năng.

Đại diện Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM cũng đề nghị, tăng kinh phí cho đào tạo chương trình tài năng, trong đó chú ý nguồn kinh phí từ xã hội hóa. Bên cạnh đó, cần đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học, đào tạo đội ngũ giảng viên.

Đại diện ĐH Quốc gia Hà Nội đặt vấn đề nguồn tài chính để phát triển chương trình đào tạo tài năng bền vững trong bối cảnh tự chủ, nên chăng SV đóng cao hơn, nhà nước cũng đầu tư nhiều hơn, doanh nghiệp tham gia hoặc từ các nguồn khác do các trường chủ động.

Đồng quan điểm, ông Trần Lê Quan - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM - cho rằng, kinh phí cho chương trình đào tạo hệ tài năng giai đoạn tới cần tăng cường xã hội hóa. Một số ngành có tính xã hội cao sẽ không khó kêu gọi đầu tư, chẳng hạn như ngành CNTT. Tuy nhiên một số ngành khoa học cơ bản khó tuyển (toán, văn học…) nên được ngân sách hỗ trợ 100% để có thể thu hút SV giỏi.

“Chương trình đào tạo tài năng tuy đạt hiệu quả nhưng chưa gắn nhiều đến mục tiêu chiến lược của trường trong định hướng lâu dài. Do vậy, hệ tài năng nên gắn các ngành đào tạo với định hướng nghiên cứu để có chiến lược dài hơi hơn cho phát triển. Và một khi đã định hướng nghiên cứu, các chương trình tài năng cần được liên thông sau ĐH”, ông Quan nhấn mạnh.

Ông Lê Tuấn Lộc - Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM - cũng đề xuất, đào tạo chương trình tài năng cần tạo được sự khác biệt. Vì bên cạnh chương trình tài năng, hiện nhiều trường còn có cả chương trình chất lượng cao. Hai chương trình lại có những nét khá giống nhau. SV tài năng trong giai đoạn mới phải có sự khác biệt, có hoạt động khởi nghiệp hay các hoạt động sáng tạo khác như nghiên cứu khoa học, viết bài báo quốc tế…

Mê Tâm