Thứ ba, 24/4/2018, 20h50

Tập luyện câu

Câu là đơn v ch yếu đ hình thành các đon văn, t đó hình thành nên bài văn. Khi đã có mt s vn t nht đnh, đ din đt rõ nghĩa mun nói bng mt hình thc phù hp thì phi đt, sp xếp các t thành câu.

Vic luyn câu là mt đòi hi quan trng và có tính bt buc đ s dng đúng và hay tiếng Vit. Trong nh: Hc sinh THPT trong tiết hc môn văn. Ảnh: V.Yên

Chẳng hạn, một đứa trẻ nói “cơm”, trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, ta có thể hiểu là trẻ muốn ăn cơm, nhưng để diễn đạt rõ, đủ ý và không nhầm lẫn với những hoàn cảnh khác thì trẻ cần phải học nói câu “Con muốn ăn cơm”. Trong việc học môn tiếng Việt hay ngữ văn, việc luyện câu cũng với mục đích đó, tức là để dùng câu đúng với ý mình muốn thể hiện và bằng một văn phong phù hợp.

Từ điển tiếng Việt giải thích, câu là đơn vị cơ bản của lời nói, do từ tạo thành, có một ngữ điệu nhất định, diễn đạt một ý trọn vẹn. Để diễn đạt một ý trọn vẹn thì câu phải có đủ chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ nêu đối tượng mà hành động, tính chất được nói rõ trong vị ngữ. Ngoài ra, câu còn có trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, phương tiện… Học sinh cần được rèn luyện tốt việc xác định các thành phần và vị trí của các thành phần đó trong câu, bởi điều đó không chỉ giúp các em viết đúng mà còn viết hay. Trong việc này, có mấy vấn đề cần lưu ý:

Th nht, viết đúng ng pháp

Yêu cầu tối quan trọng là giáo viên phải dạy học sinh viết câu đúng ngữ pháp. Đó là câu phải có đủ chủ ngữ, vị ngữ, sắp xếp các thành phần ở vị trí phù hợp và dùng đúng dấu câu. Tức là, khi thể hiện câu đó, người đọc sẽ cơ bản hiểu được ý người viết muốn diễn đạt điều gì mà không cần phải suy luận. Có một số trường hợp, học sinh viết một vế (mệnh đề), tưởng đã hoàn thành câu nên chấm câu để qua câu khác, nhưng kỳ thực chưa tạo thành câu hoàn chỉnh. Thí dụ: Học sinh viết: “Là người theo Nho học, lại có một bài thơ mang ý nghĩa khởi đầu cho phong trào thơ mới, một phong trào phát triển mạnh mẽ vào đầu những năm 1930”. Với ý này, người đọc sẽ đoán rằng học sinh đang muốn nói đến Phan Khôi, nhưng trong một cụm có đến 3 mệnh đề lại chưa có chủ ngữ, vị ngữ mà chỉ có thành phần phụ. Có cảm giác như học sinh đã thấy… dài nên chấm và kết thúc câu mà chưa hoàn thành câu. Lỗi này thường mắc phải, nếu không được uốn nắn kỹ thì cả khi trưởng thành vẫn có thể mắc lại.

Việc sử dụng đúng dấu câu cũng rất quan trọng, bởi trong một số trường hợp có thể tạo ra những ý nghĩa khác nhau. Thí dụ: “Anh đi ra!”, là một câu cầu khiến nhưng nếu là “Anh đi ra?” thì lại là câu nghi vấn, còn “Anh đi ra.” lại là câu trần thuật. Ngoài ra, việc sử dụng dấu chấm phẩy (;) cũng cần được quan tâm, vì hiện nay, trên sách báo, việc sử dụng dấu này có phần tùy tiện và chưa chính xác.

Th hai, s dng linh hot các kiu câu, kết cu câu

Tiếng Việt có các kiểu câu như câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật và mỗi loại câu có giá trị biểu cảm khác nhau. Học sinh không thể nhầm lẫn giữa các kiểu câu này, dù trong một số trường hợp về hình thức có thể có sự trùng lặp. Thí dụ: “Sao em hay quá vậy?”, về hình thức là câu nghi vấn (câu hỏi) nhưng mang ý nghĩa là câu cảm thán.

Về kết cấu, có câu đơn, câu phức và câu ghép. Câu đơn là câu chỉ có một kết cấu chủ - vị; thí dụ: “Bạn Lê/ học giỏi môn toán”. Câu phức là câu có từ hai kết cấu chủ - vị trở lên, trong đó có một kết cấu chủ - vị làm nòng cốt, các kết cấu chủ - vị còn lại bị bao hàm trong kết cấu nòng cốt đó; thí dụ: “Bão làm hư hỏng vườn rau/ mẹ tôi trồng”. Còn câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ - vị trở lên, nhưng các kết cấu này không bao hàm nhau; có hai loại: câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ. Câu ghép đẳng lập là câu ghép mà các kết cấu chủ - vị bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp; thí dụ: “Mùa mưa đến, cây trái xum xuê”. Câu ghép chính phụ là câu ghép có từ hai kết cấu chủ - vị trở lên, mỗi kết cấu tạo thành một vế câu, các vế câu này có quan hệ phụ thuộc nhau và được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ; thí dụ: “Vì trời mưa nên tôi đi học muộn”.

Ngoài ra còn có câu chủ động và câu bị động. Học sinh cần được dạy kỹ điều này và rèn kỹ năng sử dụng linh hoạt các dạng câu để dùng vào những văn cảnh phù hợp, như khi nào thì dùng câu đơn, khi nào dùng câu ghép, khi nào diễn tả tính bị động…

Th ba, chú ý tính hàm ngôn ca câu

Tính hàm ngôn là ý nghĩa ẩn đằng sau câu, thể hiện chủ đích của người nói, đồng thời làm câu mang một ý nghĩa ẩn dụ nào đó. Thí dụ: “Hồi nhỏ, nó là một đứa trẻ ngoan”; đọc câu này, nhiều người sẽ nghĩ đến việc khi lớn lên, “nó” không còn ngoan nữa. Hoặc thử so sánh: “Bạn ấy nhà nghèo nhưng học giỏi” và “Bạn ấy học giỏi nhưng nhà nghèo” sẽ thấy “ý tứ” của người nói không giống nhau và biểu thị một sắc thái biểu cảm nào đó. Học sinh khéo sử dụng tính hàm ngôn sẽ diễn đạt được ý tứ sâu sắc, hấp dẫn.

Th tư, biết sa nhng câu sai 

Học được cách viết đúng thì cũng cần học cách sửa những câu sai, những câu chưa hay hoặc có lối diễn đạt không phù hợp. Thí dụ, phát hiện một câu sai ngữ pháp thì phải biết sửa lại như thế nào để bảo đảm ý của người viết hoặc không làm sai lệch quá xa ý đó; hoặc thấy một câu mơ hồ thì phải biết sửa lại để câu rõ nghĩa; thấy một câu viết lủng củng thì biết “biên tập” để câu gọn gàng và rõ ý hơn… Ngoài ra, cần tinh tế trong sử dụng câu chủ động/bị động và tránh những câu “ít thuần Việt”. Chẳng hạn, thay vì nói: “Nhờ học chăm, cuối năm, thầy hiệu trưởng tặng Nam một giấy khen” thì nên nói: “Nhờ học chăm, cuối năm, Nam được tặng giấy khen” sẽ đúng tính chất sự việc và ý nghĩa mà tác giả muốn nói…

Tóm lại, việc luyện câu là một đòi hỏi quan trọng và có tính bắt buộc để sử dụng đúng và hay tiếng Việt. Dù học sinh được học môn tiếng Việt và ngữ văn liên tục trong nhiều năm, nhưng nếu ở mỗi lớp giáo viên không chăm chút rèn luyện, uốn nắn, sửa chữa cho học sinh thì cái sai của năm này có thể dẫn đến năm sau, từ đó không chỉ làm hạn chế kỹ năng viết đúng, viết hay tiếng Việt mà còn làm giảm hiệu quả giao tiếp của học sinh.

Trúc Giang