Thứ ba, 19/9/2017, 20h29

Thanh tra những vấn đề bức xúc trong GD

Ngày 19-9, Ti TP.Huế, B GD-ĐT đã t chc Hi ngh tng kết công tác thanh tra năm hc 2016-2017, trin khai nhim v năm hc mi. Th trưng B GD-ĐT Phm Mnh Hùng ch trì hi ngh.

Th trưng B GD-ĐT Phm Mnh Hùng phát biu ch đo hi ngh. Ảnh: V.Y

Tại đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, vai trò thanh tra trong công tác GD rất quan trọng, trong năm học mới này, các sở GD-ĐT cần tập trung giải quyết những nội dung trọng tâm, trọng điểm của ngành, những vấn đề bức xúc tại đơn vị; chú trọng vấn đề dân chủ trường học.

Tăng cưng qun lý 2 vn đ nóng

“Dạy thêm, học thêm (DTHT) tại một số nơi vẫn còn. Cùng với đó là vấn đề lạm thu, nhất là các khoản theo danh nghĩa tự nguyện nhưng thực chất là lạm thu”, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Về vấn đề DTHT, bà Tạ Thị Minh Thư - Chánh thanh tra Sở GD-ĐT TP.HCM - thừa nhận đây là thách thức lớn đối với ngành GD TP.HCM nói chung và công tác thanh tra nói riêng. Việc DTHT một mặt tạo nên hiệu ứng tốt trên cơ sở đồng thuận của gia đình, giáo viên và HS. Tuy nhiên ở một góc độ khác, DTHT vẫn diễn ra với nhiều hình thức, thậm chí đã bị lạm dụng và làm xấu đi hình ảnh nghề giáo. Hoạt động DTHT bị xã hội nhìn nhận và đánh giá sai lệch là do một bộ phận nhà giáo thiếu đạo đức lạm dụng để kiếm tiền. Về vấn đề thu chi đầu năm, Sở GD-ĐT TP.HCM đã thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở tổ chức thu với hình thức không phù hợp dẫn đến sự không đồng thuận của phụ huynh. Từ những thực tế trên, Sở GD-ĐT TP đã kịp thời quán triệt chủ trương DTHT, ban hành hướng dẫn thu chi đầu năm chặt chẽ. Đồng thời tăng cường công tác thanh kiểm tra các cơ sở GD trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện, các ban ngành liên quan trong quản lý DTHT. Công tác thanh tra của Sở GD-ĐT được thực hiện tốt với đội ngũ có chuyên môn và trách nhiệm. Tuy nhiên, công tác thanh tra ở TP vẫn còn một số khó khăn như đa số các cơ sở tổ chức DTHT ngoài giờ hành chính nên công tác thanh kiểm tra gặp khó khăn về nhân sự thực hiện; về thu chi đầu năm học, một số báo chí đăng thông tin đôi lúc chưa rõ, sai lệch làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra.

Theo đó, bà Thư kiến nghị, Bộ Nội vụ xem xét, bổ sung vị trí việc làm đối với công tác theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra. Hướng dẫn thống nhất thanh tra trên địa bàn tránh trùng lặp đối tượng, nội dung, thời điểm; có chế độ bồi dưỡng làm thêm giờ cho đội ngũ thanh tra. Bộ GD-ĐT bổ sung những cơ chế, thể chế quản lý chặt chẽ hơn đối với 2 nội dung về DTHT và thu chi đầu năm học trong thời gian tới.

Đại diện thanh tra Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng cũng cho rằng, cần bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Nghị định 138 về DTHT. Đơn cử như điều 7 của nghị định này chỉ đề cập đến “người tổ chức DT” chứ chưa đề cập đến người tham gia DT nên không thể xử phạt đối tượng này.

Cn nâng cao cht và lưng đi ngũ thanh tra

Tại hội nghị, đại diện nhiều sở GD-ĐT cho rằng, nguồn nhân lực dành cho thanh tra GD tại các tỉnh vẫn còn quá mỏng, nhiều sở chỉ có 3 người. Đó là một khó khăn không nhỏ cho công tác thanh tra, nhất là đối với những tỉnh có địa bàn rộng.

Ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế - cho rằng, thanh tra là lực lượng rất quan trọng nhưng lực lượng thanh tra còn thiếu. Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế chỉ có 4 thanh tra viên, đã vậy còn gặp khó khăn về tinh giản biên chế. Trong khi đó, Thừa Thiên Huế có địa bàn rất rộng với 606 trường. Mặt khác, công tác khiếu kiện, khiếu nại còn nhiều, thanh tra chuyên đề cũng nhiều… Trong giai đoạn hiện nay, thanh tra có sự chuyển đổi từ thanh tra sư phạm sang thanh tra quản lý vừa thanh tra hành chính (cấp huyện) vừa phải thanh tra chuyên ngành nên công tác này rất nặng. Vì vậy, Sở GD-ĐT tỉnh đã tăng cường sự phối hợp với thanh tra tỉnh; giữa thanh tra huyện với phòng GD; giữa thanh tra Sở GD-ĐT với thanh tra huyện. Đồng thời chỉ đạo tăng kiểm tra, thanh tra trường học; các đơn vị tăng dân chủ, công khai minh bạch.

Các Sở GD-ĐT tiến hành thanh tra 1.159 cuộc

Năm học 2016-2017, hoạt động thanh tra đã tập trung vào những vấn đề bức xúc như: DTHT; thu chi đầu năm học; sử dụng văn bằng, chứng chỉ; chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS; tuyển dụng viên chức...  Các Sở GD-ĐT đã tiến hành 1.159 cuộc thanh tra, trong đó 236 cuộc thanh tra hành chính, 923 cuộc thanh tra chuyên ngành. Qua đó phát hiện những sai phạm, hạn chế, thiếu sót trong quản lý. Các đoàn thanh tra đã kịp thời tư vấn, kiến nghị xử lý vi phạm cũng như đưa ra các biện pháp khắc phục, góp phần chấn chỉnh, duy trì kỷ cương, nề nếp trong hoạt động GD.

Các Sở GD-ĐT cũng nhận được 1.245 đơn khiếu nại tố cáo, trong đó có 763 đơn đủ điều kiện, 206 đơn đã được giải quyết theo thẩm quyền, 2 đơn đang giải quyết; đơn không thuộc thẩm quyền đã được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Bộ GD-ĐT nhận 416 đơn, Thanh tra Bộ đã chuyển 131 đơn đủ điều kiện xử lý theo thẩm quyền (trong đó 39 đơn cho các sở GD-ĐT; 92 đơn chuyển về tỉnh, huyện, phòng GD&ĐT).

“Nên nghiên cứu chuyển thanh tra về lại cho các phòng GD-ĐT. Vì các phòng nhiều lực lượng hơn, chính thức, chính danh và linh hoạt hơn. Ngoài ra, cần có chỉ đạo thanh tra các loại hình GD mới; tập huấn cho lực lượng để cập nhật nâng cao nghiệp vụ. Phối hợp giữa thanh tra nhà nước và thanh tra GD phải trở thành hệ thống, chỉ đạo “cứng” từ Trung ương đến địa phương”, ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế đề nghị.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng nhìn nhận, hiện lực lượng thanh tra còn mỏng. Vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ từ các Sở GD-ĐT với Bộ GD-ĐT, cũng như các đơn vị phòng GD, chính quyền để tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong quá trình thanh tra. Bên cạnh đó, các Sở GD-ĐT cần đảm bảo chất lượng thanh tra và nâng cao chất lượng bằng con đường bồi dưỡng, tự học…

Vĩnh Yên