Thứ sáu, 9/2/2018, 23h14

Thầy Nghĩa sống có nghĩa

Nhiu ngưi làm trong ngành giáo dc, đc bit là lĩnh vc hóa hc, hưng nghip tuyn sinh không còn xa l bi nhng hot đng ca ông trên hai lĩnh vc này; ngoài ra gii chc giáo dc còn biết đến ông là mt nhà qun lý uy tín, luôn hết lòng vi công vic. Cuc đi ông đi qua cùng nhng năm tháng thăng trm ca giáo dc Vit Nam vi mt nhân cách đp. Ông là tiến sĩ Nguyn Đc Nghĩa, nguyên Phó Giám đc Đi hc Quc gia TP.HCM. Vi tôi, ông có mt cuc đi song hành cùng ba s nghip: Nhà giáo, chuyên gia hưng nghip tuyn sinh và nhà qun lý giáo dc…

1. Biết ông từ cả chục năm nay, vài lần định viết về ông, nhưng lần nào ông cũng lắc đầu bảo rằng: “Tôi không thích nói về cá nhân mình”. Nhưng chính sự kính trọng ông đã thôi thúc tôi. Tôi mang câu chuyện chia sẻ với cô Lê Thị Thanh Mai - một đồng nghiệp sát cánh cùng ông nhiều năm ở ĐHQG TP.HCM. Cô Mai bảo: “Cô sẽ gửi cho em ít dòng về thầy mà cô biết”. TS. Nghĩa sinh năm 1957, quê cha đất tổ ở Nam Định nhưng ông được sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Ông dạy hóa, rồi làm Phó khoa ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, sau đó làm Phó ban, Trưởng ban Đào tạo rồi làm Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM cho đến khi nghỉ hưu…

Tôi may mắn được làm việc cùng ông gần 10 năm trong chương trình tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh nên cũng biết được phần nào về công việc ông làm cho học sinh. Có lần đi làm ở tỉnh xa, tiện đường ghé đến đón ông tại ngôi nhà riêng ở huyện Bình Chánh. Khi ngồi trên xe tôi cứ đinh ninh rằng ông sẽ ở trong một biệt thự sân vườn gì đó, nhưng sự thật tới nhà ông thì không có gì ngoài ngôi nhà phố, một mảnh hè nhỏ với những đồ đạc tuềnh toàng được ông thu xếp cẩn thận và hai chiếc ghế đá ông đặt trước cửa nhà. Chú hàng xóm cười hiền, bảo rằng: Ngày trước mỗi dịp nước triều cường hay mưa to là con đường trước nhà này ngập lên gần đầu gối, còn nắng thì bụi bay cả vào trong. Nhưng ngôi nhà này ông đã ở cùng gia đình gần 20 năm qua.

Trong những lúc ngồi trên xe đi các tỉnh tư vấn, tôi hỏi đi hỏi lại về chuyện đời tư ông mới “ừ” một tiếng, nhưng khi tôi nói đến chuyện giáo dục ông cười rất tươi. Rồi ông kể cho nghe rất nhiều về những năm tháng dạy học, đi tư vấn tuyển sinh khắp các trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh thành.

Ông bảo: “Sau khi học xong tiểu học, tôi thi đậu và học Trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký (THPT chuyên Lê Hồng Phong ngày nay). Sau đó học cử nhân hóa, rồi học thạc sĩ và nghiên cứu luận án tiến sĩ”. Trải qua nhiều năm tháng liên tục tìm tòi, cống hiến, giảng dạy, ông đã góp phần đào tạo cho đất nước hàng vạn công dân ưu tú, nhiều nhà khoa học, nhà giáo, nhà hóa học có tên tuổi. Có lẽ trong những năm làm nghề giáo của mình, ít ai có được niềm vui lớn như TS. Nguyễn Đức Nghĩa khi có nhiều học trò ở khắp mọi miền tổ quốc, kể cả ở nước ngoài vẫn hướng về người thầy rất mực kính yêu với tình cảm gắn bó sâu đậm.

 
TS. Nguyn Đc Nghĩa. Ảnh: T.Tri

2. TS. Nguyễn Đức Nghĩa, không những là người thầy đứng lớp mà còn là một chuyên gia hướng nghiệp tuyển sinh. Nhắc đến tên ông, nhiều thế hệ học sinh, sinh viên không ai không cảm mến người thầy, chuyên gia uyên bác, mẫn cán và rất tâm huyết với nghề.

Nghề tư vấn hướng nghiệp là một nghề mới, khô khan và đòi hỏi phải cập nhật thông tin, kiến thức mới liên tục. Nhưng tôi dám quả quyết, ở các trường THPT tại TP.HCM rất ít nhà quản lý không biết đến ông và những người biết, đều dành cho ông sự kính trọng. Ông làm việc, đi tư vấn liên tục, nay đây mai đó, từ các trường vùng sâu, vùng xa, đến những trường biên giới; từ trường ít học sinh đến trường chuyên, trường điểm và cả những ngày hội của các đơn vị tổ chức đều có sự đóng góp của ông. Thấy ông miệt mài, tôi hỏi chắc ông phải yêu nghề lắm? Ông bảo: “Trong đời nếu có tình yêu có lẽ điều đầu tiên tôi dành cho gia đình, yêu nghề dạy học và thích nghề tư vấn”. Ngoài kiến thức sâu rộng, ông còn có một trái tim cháy bỏng đối với công việc mà ông lựa chọn. Chính tình yêu công việc đã hun đúc và xây dựng lên bản lĩnh một người thầy như ông. Ông đã dành gần cả đời mình cho giáo dục, cho thế hệ trẻ. Sự tận tụy, nghiêm túc ông dành cho nghề là sự báo đáp và tri ân cha mẹ và thầy cô dạy dỗ. Có lần ông nói với tôi rằng: “Nghề làm thầy đã cho tôi đến gần với các em học sinh, sinh viên. Đối với họ tôi là người bạn, người anh, người đi trước để trao đổi, chia sẻ. Tôi mang những gì biết đến cho họ. Tôi cũng học lại ở họ nhiều điều mà không trường lớp nào đào tạo”. Có lẽ đó là nguyên cớ làm ông say sưa với công việc.

60 năm tuổi đời, 35 năm tuổi nghề: giảng dạy, tư vấn hướng nghiệp, hơn 15 năm làm quản lý với vai trò Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM. Ông đã định hướng, đào tạo cho đất nước nhiều thế hệ học trò. Trong đó không ít người là giảng viên, cán bộ quản lý. Không ít lần đi tư vấn, sau mỗi buổi ông thường đứng lại sân trường để tư vấn thêm cho học sinh. Nhưng trên hết với tôi, ông đã dành nhiều thời gian tham gia tư vấn với Báo Giáo dục TP.HCM. Những chuyến đi dài ngày, những buổi tư vấn từ sáng sớm, cả những buổi tư vấn mà khi ra về đã gần 9 giờ tối. Ông bảo: “Báo Giáo dục còn nhiều khó khăn, các em làm tư vấn cũng vất vả. Tôi đi tư vấn với báo vì chương trình nhân văn, ý nghĩa và tôi cũng được vui với nghề mình chọn”. Với tôi, nhờ những người nhiệt huyết như ông mà chương trình tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh của Báo Giáo dục đã đi được chặng đường dài hơn 10 năm.

3. Hôm nay, ông là Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường cao đẳng, đại học Việt Nam, ở một vai trò khác nhưng cái tâm ông dành cho giáo dục, cho học sinh, sinh viên vẫn một lòng “thủy chung”. Ông đã công tác ở nhiều vai trò khác nhau, mỗi nơi ông đi qua đều để lại dấu ấn sâu đậm trong công việc mà ông đảm nhận. “Làm ở đâu, bất cứ việc gì tôi cũng cố gắng luôn hoàn thành tốt. Tôi nghĩ, nếu không có đam mê con người sẽ khó thành công, đặc biệt ở lĩnh vực làm giáo dục”, TS. Nguyễn Đức Nghĩa đúc kết. “Nhiều năm làm quản lý, chỉ có duy nhất một lần làm trưởng ban đào tạo, còn lại toàn làm phó. Chính vì vậy, tôi làm chuyên môn nên chẳng có chuyện gì buồn cả. Trong gia đình vợ con tôi luôn tạo mọi điều kiện cho tôi làm việc. Được như thế còn gì vui hơn”. Có lẽ vì thế mà ông làm việc như quên ngày, quên tháng. Ông đã trưởng thành cùng với những đổi thay, phát triển của ngành giáo dục, là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho nghề tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh.

Chia tay ông ra về từ một chuyến công tác ở Long An khi trời đã xế chiều. Tôi thấy ông nở nụ cười hiền sau một ngày làm việc vất vả. Tôi biết ông đang hạnh phúc, đang “rong chơi” với nghề mình chọn. Tôi biết khi những dòng này lên báo chắc ông không vui, bởi ông là người không thích nói về mình. Nhưng chúng tôi, được xem là học trò, đồng nghiệp luôn kính trọng ông, người thầy song hành với ba sự nghiệp: Nhà giáo, nhà quản lý và chuyên gia hướng nghiệp tuyển sinh.

Trn Văn Mnh