Thứ bảy, 16/6/2018, 23h10

Thi THPT quốc gia 2018: Không để xảy ra sơ suất

Đó là ch đo ca B trưng B GD-ĐT Phùng Xuân Nh ti Hi ngh trc tuyến công tác thi THPT quc gia và tuyn sinh năm 2018. Hi ngh do B GD-ĐT t chc mi đây...

Th trưng B GD-ĐT Trn Hu Đ tham d hi ngh ti đim cu Đà Nng. Ảnh: V.Y

Tại hội nghị, sau khi nghe báo cáo về kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2017; triển khai công tác thi THPT quốc gia 2018; kết quả công tác xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017 và triển khai công tác tuyển sinh 2018, các đại biểu ở 5 điểm cầu trên toàn quốc gồm Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ đã thảo luận, nêu ý kiến đề xuất cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới.

Tại điểm cầu Đà Nẵng, TS. Phan Minh Đức, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng - cho biết, kỳ thi THPT quốc gia 2018, trường cử 239 cán bộ, giảng viên phục vụ công tác coi thi, thi tại Quảng Ngãi. Năm 2017, Sở GD-ĐT Quảng Ngãi thực hiện khoán kinh phí nên khá eo hẹp trong mức chi cho cán bộ, giảng viên đi coi thi. Năm nay Trường ĐH Bách khoa phối hợp với Sở GD-ĐT Quảng Ngãi và một số đơn vị khác tổ chức coi thi, trong đó; điểm thi xa nhất là huyện đảo Lý Sơn. Vì vậy, các chế độ dành cho cán bộ giảng viên coi thi được hỗ trợ đầy đủ, kể cả công tác tiền trạm. Sắp tới trường cũng sẽ tổ chức tập huấn, lưu ý những tình huống trong khi coi thi.

Thầy Võ Văn Minh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng - cho rằng, năm nay trường được phân công phối hợp với Sở GD-ĐT Phú Yên. Cán bộ giảng viên đi coi thi được nhà trường xem xét hỗ trợ, tuy nhiên nên xem xét để có sự công bằng cho các cán bộ giảng viên coi thi ở những địa bàn miền núi xa xôi.

Đồng quan điểm, TS. Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng - cho rằng, có những giảng viên coi thi ở điểm thi sát biên giới Lào, không có phương tiện nên cần xem xét thêm chế độ hỗ trợ.

 Cũng liên quan đến vấn đề này, thầy Phạm Minh Tuấn - Hiệu trưởng ĐH Kiến trúc Đà Nẵng - cho rằng, năm 2017, việc phân công giảng viên đi coi thi, trường tự phân công dựa trên các điểm thi do Sở GD-ĐT địa phương gửi về. Tuy nhiên năm nay Sở GD-ĐT lại chủ động phân công nên những giảng viên đi coi thi gặp nhiều bất tiện trong việc tìm phương tiện đi lại. Năm tới nên giao lại cho trường...

Tại hội nghị, nhiều đại biểu cũng đề xuất các phương án nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho trường tốp dưới tuyển sinh đủ chỉ tiêu.

Đại diện Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng cho rằng, trường có ngành năng khiếu nhưng điểm thi năng khiếu không được cập nhật kịp thời, việc xác thực khó khăn. Các em đăng ký thi nhờ thì có trường không cung cấp phiếu điểm gây khó khăn trong hậu kiểm. Một số trường gọi chỉ tiêu vượt cao gây khó khăn cho các trường tốp dưới. 

Theo đại diện ĐH Huế, các trường tốp trên nên công bố điểm chuẩn sớm để thuận lợi cho trường tốp dưới tuyển sinh.

Về ngành đào tạo đặc thù, TS. Võ Văn Minh, mong Bộ GD-ĐT giám sát kỹ hơn các trường có đào tạo sư phạm ngoài 7 trường trọng điểm.

Thầy Trần Đình Thăng - Phó Hiệu trưởng CĐ Sư phạm Quảng Trị - đề nghị Bộ GD-ĐT cho nhà trường cũng như hệ thống trường CĐ sư phạm linh động trong chỉ tiêu tuyển sinh các ngành để phù hợp hơn với nhu cầu xã hội. Vì khi Sở GD-ĐT tỉnh làm báo cáo thì họ chỉ căn cứ trên nhu cầu các trường công lập nhưng trong thực tế vẫn còn các trường tư thục cần nguồn nhân lực.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, cần hạn chế nhỏ nhất sai sót có thể xảy ra, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời các bất cập từ các kỳ thi trước để tổ chức một kỳ thi tuyệt đối an toàn.

Bộ trưởng cho rằng, các trường tự chủ tuyển sinh phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng đầu vào. Chất lượng là một phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của trường ĐH, CĐ.

Vĩnh Yên