Thứ năm, 19/7/2018, 21h48

Thị trường đồ dùng học tập: Đa dạng mẫu mã, giá cả phù hợp

Đ chun b cho năm hc mi 2018-2019, nhng ngày này khá nhiu ph huynh đã đi mua sm sách v, đ dùng hc tp, đng phc cho con... Theo đó, hàng Vit Nam vn đưc nhiu ph huynh la chn.

Ph huynh chn mua đ dùng hc tp cho HS ti Công ty CP Sách và Thiết b trưng hc TP.HCM (Q.5). Ảnh: M.P

Mua ti trưng cho... tin

Nhiều năm trở lại đây, nhiều trường học đã tổ chức bán đồ dùng học tập cho HS. Không chỉ là đồng phục, SGK mà cả tập, viết, sách tham khảo...

Cách đây 1 tuần, chị Hoàng Thị Tuyết (Q.9) đã đăng ký mua 3 bộ đồng phục cho con trai Anh Quân (lớp 2) tại Trường TH Bùi Văn Mới (Q.9). Chị Tuyết cho biết: “Đồng phục năm học trước vẫn còn mặc được nên năm học này chỉ mua 2 bộ vào lớp (180 ngàn đồng/bộ), 1 bộ thể dục (150 ngàn đồng/bộ). Mua trong trường thuận tiện vì hàng có sẵn, đúng mẫu và đầy đủ logo. Còn mua bên ngoài dù nhiều loại, đa dạng mẫu mã nhưng phải tìm chọn cho đúng với đồng phục nhà trường, rồi tiếp tục mua logo ủi vào rất mất thời gian”.

Năm nay, Trường TH Phan Chu Trinh (Q.Tân Phú) cũng bán đầy đủ từ đồng phục đến sách, tập cho HS. Chị Trần Thị Gia Lộc có con gái vào lớp 1 đã nhờ giáo viên chủ nhiệm của con mua hộ SGK.

Chị Lộc cho biết: “Trong trường bán đầy đủ thiết bị học tập, phụ huynh chỉ cần đăng ký mua là có ngay mà không cần phải lo nghĩ, mất thời gian khi ra ngoài mua. Hơn nữa, con gái tôi mới vào lớp 1, chưa có kinh nghiệm mua sao cho đúng, đủ nên tôi đăng ký mua trong trường cho tiện và yên tâm”.

Ngoài chị Tuyết, chị Lộc thì nhiều phụ huynh khác, đặc biệt các gia đình bận rộn có xu hướng đăng ký mua tại trường học.

Tại Trường TH Thanh Đa (Q.Bình Thạnh), mặc dù chỉ bán đồng phục nhưng mỗi năm có đến hơn 80% phụ huynh đăng ký mua cho HS. Cô Nguyễn Thị Lệ - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: “Mặc dù nhà trường không ép nhưng có thể vì thuận tiện nên phần lớn phụ huynh đăng ký mua đồng phục cho con tại trường”.

Né hàng Trung Quc

Ngoài kênh nhà trường thì thời điểm này các công ty thiết bị trường học, nhà sách cũng là địa điểm thu hút đông đảo phụ huynh.

Anh Ngô Đình Hùng - quản lý nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Q.5) - thông tin, mỗi ngày có đến hàng trăm lượt người mua, đặc biệt số lượng đông hơn vào các buổi tối và dịp cuối tuần.

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, các mặt hàng phục vụ giáo dục cũng hết sức phong phú về số lượng cho đến mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc. Xét về giá cả, tại hầu hết các nhà sách, giá bán sách giáo dục vẫn được giữ như những năm trước; giá các mặt hàng dụng cụ học tập được bình ổn. Thậm chí, để kích cầu mua sắm, một số cửa hàng của hệ thống Fahasa còn giảm từ 10-15% đối với nhiều mặt hàng.

Cụ thể, các loại tập chưa giảm có giá từ 9.000-25.500 đồng/cuốn; giấy kiểm tra từ 6.000-8.000 đồng/tập; màu sáp 20.000-250.000 đồng/bộ, màu nước từ 23.000-55.000 đồng/bộ; túi đựng bút từ 20.000-300.000 đồng/túi; máy tính HS từ 150.000-450.000 đồng/máy; cặp xách từ 230.000-500.000 đồng/chiếc... Như vậy, sau khi áp dụng giảm giá, mỗi mặt hàng giảm từ 1.000 đến gần 100.000 đồng.

So với những năm trước, các mặt hàng phục vụ giáo dục năm học 2018-2019 còn đa dạng xuất xứ. Bên cạnh hàng Việt Nam, nhiều mặt hàng được nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan...

Tại cửa hàng của Công ty CP Sách và Thiết bị trường học TP.HCM (Q.5), bà Phan Quế Hồng - chủ Trường Mầm non Ngôi Sao (huyện Bình Chánh) - đánh giá, thị trường dụng cụ, thiết bị dạy học ngày càng đa dạng, người mua dễ dàng lựa chọn các loại sản phẩm để phục vụ dạy học.

Tuy vậy, các sản phẩm “made in Việt Nam” được nhiều người chọn mua hơn. Như Trường Mầm non Ngôi Sao, đầu mỗi năm học dành từ 20-30 triệu đồng mua sắm thiết bị dạy học như đồ chơi lắp ráp, vận động tư duy, bảng chữ cái, que tính... do Việt Nam sản xuất.

Bà Hồng cho biết: “Tuy hàng Trung Quốc phong phú các loại, màu sắc, giá mềm nhưng chất lượng sản phẩm chung chung, xét về độ an toàn có khả năng không cao. Trong khi hàng Việt Nam, đặc biệt đồ chơi được làm chủ yếu từ gỗ, vừa thân thiện, vừa an toàn cho HS nên nhà trường chỉ mua hàng trong nước”.

40 triệu bản sách giáo dục cho khu vực phía Nam

Bà Dương Vân Nhung - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, NXB Giáo dục Việt Nam tại TP.HCM - cho biết: Theo kế hoạch, NXB phát hành 40 triệu bản sách giáo dục phục vụ năm học 2018-2019 tại 17 tỉnh, thành phía Nam. Tính đến ngày 17-7 đã đưa ra thị trường trên 35 triệu bản (tăng hơn cùng kỳ năm trước 2 triệu bản). Riêng TP.HCM đã phát hành 10 triệu bản (tăng hơn cùng kỳ năm trước 1 triệu bản). Theo đó, NXB đã chỉ đạo các cửa hàng sách giáo dục thuộc các đơn vị thành viên tổ chức bán lẻ đảm bảo đầy đủ về số lượng, chủng loại và các sản phẩm giáo dục đáp ứng nhu cầu khách hàng, tăng khung giờ phục vụ, tổ chức bán tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.

Tại nhà sách Minh Khai (Q.1), bà Trần Thu Huệ (đường Bùi Viện, Q.1) lựa chọn các sản phẩm mang thương hiệu Việt như tập, giấy bao tập, ghim, bấm, tẩy, thước kẻ, bút chì, bảng chữ cái song ngữ Việt - Anh cho cháu nội năm nay lên lớp 3...

Bà Huệ cho rằng, xét về giá cả, hàng Việt Nam không đắt. Mẫu mã, chất lượng ngày càng được nâng cao, nhiều loại đẹp, độ bền cao và có tính an toàn. Hơn nữa, ngay từ nhỏ được dùng hàng trong nước sản xuất sẽ giúp trẻ có ý thức tự hào về hàng, không có thói quen xấu là “sính” hàng ngoại...

Nhằm đáp ứng người tiêu dùng, bên cạnh bình ổn giá, giảm giá, nhiều đơn vị cung cấp đồ dùng học tập đã có những biện pháp ngăn chặn hàng lậu, đặc biệt là mặt hàng sách. Đơn cử như NXB Giáo dục Việt Nam tại TP.HCM thường xuyên tổ chức lực lượng khảo sát thị trường, phối hợp cùng cơ quan chức năng tại các địa phương xử lí kịp thời khi có thông tin sách bị in lậu trên thị trường. Qua đó gửi công văn đến các sở GD-ĐT để phối hợp ngăn ngừa sách lậu.

Minh Phương