Thứ bảy, 21/4/2018, 20h43

Thủ tục nhà đất rối rắm: Người dân chịu... thiệt

Ban Đô th HĐND TP.HCM va nêu ra hàng lot nhng bt cp, vưng mc trong vic gii quyết th tc nhà đt ti phiên hp gii trình v th tc xây dng và đt đai đi vi quy hoch chc năng s dng đt hn hp và dân cư xây dng mi trên đa bàn TP. Nhng vưng mc này đang làm kh ngưi dân...

Ông Nguyn Cư (Bí thư Huyy Hóc Môn) bc xúc vì ngưi dân cn chuyn my trăm mét vuông đt đ cho con cháu ct nhà nhưng không đưc. Ảnh: Q.Huy

Tại đây, Trưởng ban Đô thị HĐND TP Trương Trung Kiên cho biết, diện tích đất quy hoạch hai chức năng đất ở hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới còn khá nhiều. Điều đáng nói là có rất đông dân cư đang sinh sống trên những khu đất này. Tại các quận, huyện mà Ban Đô thị đã khảo sát, diện tích đất hỗn hợp, đất xây dựng mới còn chiếm tỉ lệ lớn. Cụ thể như ở Q.3 đất hỗn hợp chiếm 20% tổng diện tích đất; huyện Bình Chánh, đất hỗn hợp hơn 40,8ha - chiếm 1,05% diện tích đất dân cư, đất dân cư xây dựng mới là gần 1.900ha - chiếm 47% diện tích đất dân cư; huyện Hóc Môn - 475ha đất hỗn hợp và 1.104ha đất dân cư xây dựng mới. Trong các khu vực quy hoạch hai chức năng này còn nhiều vướng mắc về thủ tục đất đai và xây dựng cần tháo gỡ. Các quận, huyện cũng không thống nhất trong công tác quản lý, mỗi nơi làm một kiểu.

Đại biểu HĐND Nguyễn Văn Đạt cho rằng, qua giám sát thực tế, việc cấp phép xây dựng hiện nay đối với quy hoạch trong hai khu vực đất dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người dân. Cụ thể, đối với quy hoạch đất hỗn hợp, theo quy định là không cấp phép xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, qua khảo sát khu vực khu dân cư xây dựng mới ở xã Tân Kiên và thị trấn Tân Túc (huyện Bình Chánh), hai bên đường nhà dân dày đặc, dân cư hiện hữu chiếm hơn 50% mà vẫn cấp phép xây dựng tạm, người dân không được cập nhật công trình khi xây dựng xong, nếu không giải quyết thì quyền lợi của người dân sẽ ảnh hưởng.

Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Trương Lâm Danh cho rằng, quy hoạch giúp chúng ta quản lý tốt nhưng phải gắn liền với quyền lợi của người dân. Người dân không sợ quy hoạch, chỉ sợ không công khai, minh bạch làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của mình. Do đó, khi làm quy hoạch cần cân nhắc vấn đề này.

Ông Nguyễn Cư, Bí thư Huyện ủy Hóc Môn phản ánh một thực trạng làm “đau đầu” các nhà quản lý địa phương. Đó là ngoài quy hoạch 1/500, 1/2.000 như các quận, huyện khác, ở Hóc Môn còn có quy hoạch nông thôn mới 1/5.000, 1/10.000. Có nhiều người dân cần chuyển mấy trăm mét vuông đất để cho con cháu cất nhà nhưng không được.

“Các cơ quan chức năng phải coi lại để giải quyết cho người dân. Đây là nhu cầu chính đáng. Chúng ta làm quy hoạch để quản lý phân lô, bán nền chứ không phải hạn chế nhu cầu ở chính đáng của người dân”, ông Cư bức xúc.

Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Nhã - Giám đốc Sở QH-KT TP - khẳng định, đối với đất sử dụng hỗn hợp không có chức năng ở thì không cấp phép xây dựng nhà ở.

Ông Nguyễn Thanh Toàn - Phó Giám đốc Sở QH-KT TP - thông tin thêm, mục tiêu của TP khi đặt ra loại đất hỗn hợp là để khu đất đó có nhiều chức năng, tránh phải điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh hệ số sử dụng đất và tầng cao...

Ông Trần Trọng Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng TP - cũng cho biết, năm 2014, TP có Quyết định 27/2014 để giải quyết cấp phép xây dựng tạm đối với trường hợp nhà đất trong quy hoạch. Đến Quyết định 26 phải áp dụng theo Luật Xây dựng 2014. Theo luật thì chỉ được phép quy định về quy mô công trình xây dựng tạm và không được quy định các nội dung như trước đây. Do đó, khi ban hành Quyết định 26 rất nhiều ý kiến cho rằng “siết” hơn so với trước đó...

Sau khi nghe ý kiến của các bên, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh, quy hoạch để phát triển bền vững là một yêu cầu thực tế, không thể không làm nhưng quy hoạch làm sao mà quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch vẫn được đảm bảo như dân cư vùng khác. Cách quy hoạch hiện nay chưa ổn, chưa rạch ròi, gây khó khăn cho người dân có nhu cầu nhà ở thật sự.

“Với người Việt Nam, cái nhà có ý nghĩa rất lớn. Cả đời tích cóp mới xây được cái nhà nhưng khi xây dựng thì chỉ được xây tạm rồi phải cam kết tháo dỡ không đền bù. Quyền có chỗ ở của người dân đã được khẳng định trong Hiến pháp. Nhà nước đã không tạo được chỗ ở cho dân, vì vậy khi người dân tự tạo lập thì phải tạo hành lang pháp lý thông thoáng để khuyến khích chứ không thể rối như hiện nay. Việc giản lược tối đa thủ tục nhà đất tạo thuận lợi cho dân là cần thiết nhưng phải đảm bảo đúng quy định pháp luật”, bà Tâm nói.

Lê Quang Huy