Thứ bảy, 14/10/2017, 22h08

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Phát triển thủy điện phải chú ý bảo vệ rừng

Sáng 14-10, Thng Chính ph Nguyn Xuân Phúc đã ch trì hi ngh trc tuyến ca Chính ph v “Tăng cưng qun lý, bo v rng và các gii pháp thc hin trong thi gian ti” vi 63 tnh, thành.

Th tưng Nguyn Xuân Phúc phát biu ti Hi ngh trc tuyến. Ảnh: C.P

Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và kết quả thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về công tác này.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tính đến năm 2016, tổng diện tích rừng của cả nước là trên 14,3 triệu ha, tăng gần 316 ngàn ha so với năm 2015. Trong đó, bằng khoanh nuôi, tái sinh và các giải pháp bảo vệ rừng tự nhiên hiện có là trên 10,2 triệu ha, tăng trên 66.600 ha. Rừng trồng là trên 4,1 triệu ha. Độ che phủ rừng đạt 41,19%, tăng 0,35% so với năm 2015.

Về thực trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, 9 tháng năm 2017, cả nước phát hiện 13.178 vụ, làm thiệt hại 1.257ha rừng. Đến nay đã xử lý hành chính gần 11.000 vụ và xử lý hình sự 263 vụ. Riêng khu vực Tây Nguyên dù số vụ vi phạm giảm nhưng diện tích rừng bị thiệt hại lại tăng 5%, chiếm gần 54% diện tích rừng bị thiệt hại cả nước. Theo đó, diện tích rừng khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm, hiện có trên 2,5 triệu ha, giảm 3.170ha so với năm 2015.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng đánh giá, công tác bảo vệ và phát triển rừng đã có chuyển biến trong nhận thức và hành động; đã xử lý nghiêm một số trường hợp; việc tăng cường quản lý rừng tại một số địa phương đã đạt kết quả đáng mừng. Do đó độ che phủ rừng cả nước năm sau cao hơn năm trước. Năm 2017, dự báo diện tích che phủ rừng đạt kế hoạch Quốc hội giao. Đồng thời cho rằng còn nhiều vấn đề trong công tác quản lý bảo vệ rừng, một số giải pháp chưa có tính khả thi cao nên vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng rất nghiêm trọng xảy ra ở một số địa phương. “Chúng ta có hệ thống chính trị từ trung ương tới cơ sở, có cơ quan chuyên trách bảo vệ rừng nhưng nhiều địa phương vẫn xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép. Cây gỗ chứ có phải cây kim đâu mà chúng ta không biết chuyện này”, Thủ tướng nhấn mạnh; và nhắc lại tình trạng làm thủy điện nhỏ trước đây, quy mô thì nhỏ mà phá rừng rất lớn, trong khi việc trồng rừng trở lại chưa được bao nhiêu. Phải dứt khoát chuyện này để phát triển thủy điện nhỏ có mức độ...

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các tụ điểm phá rừng. Điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật. Kiểm điểm, xử lý nghiêm chủ rừng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và người đứng đầu thiếu trách nhiệm, không phát hiện ngăn chặn kịp thời để tổ chức ngăn chặn hành vi phá rừng. Kiên quyết loại phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi cơ quan công quyền. Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng phá rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng không đúng quy định, nhất là đối với một số địa phương đã có kết luận thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua. Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cho chính quyền cơ sở, chứ không để tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Các địa phương tiếp tục giải quyết tình trạng di dân tự do, không để người dân phá rừng lấy đất sản xuất. Từng bước khôi phục, phát triển diện tích, chất lượng rừng, nhất là phòng hộ đầu nguồn, ven biển. Khẩn trương rà soát để giao, cho thuê  đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp do UBND cấp xã đang quản lý, hoàn thành vào năm 2020 với tinh thần “rừng, đất rừng phải có chủ, có người chịu trách nhiệm”.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương nâng cao đời sống người dân sống bằng nghề rừng, qua đó người dân nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng...

N.Hà