Thứ ba, 8/8/2017, 21h44

Thú vị như… robot lễ tân!

T mt gi ý ca thy hưng dn, sau gn 2 năm mày mò, nhóm cu SV ngành Công ngh k thut Cơ đin t, khoa Cơ khí chế to máy - Trưng ĐH Sư phm K Thut TP.HCM đã chế to thành công robot thông minh có th ch dn và cung ng tin tc cho khách hàng như mt l tân thc th.

Nhóm gii thiu robot l tân vi B trưng B GD-ĐT Phùng Xuân Nh (nh nhân vt cung cp)

Va hc va chế to

Lần đầu tiên robot lễ tân mang tên SkyBot ra mắt tại cuộc thi sáng tạo robot Việt Nam - Robocom 2017. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của MC Phí Linh - BTV đài VTV là khi người dẫn chương trình bắt chuyện: “Mình cảm thấy hôm nay bạn mặc một bộ đồ vét rất bảnh, trông bạn đẹp trai đấy” thì bất ngờ SkyBot lên tiếng đáp lại: “Hi hi, ngại quá” làm cho mọi người trầm trồ thán phục. Khi MC hỏi tiếp SkyBot đã có người yêu chưa thì SkyBot không ngại ngần đáp lại rất dễ thương: “Tôi chưa có người yêu vì yêu bạn mất rồi”. Để có được một “người bạn” đáng quý như vậy cả nhóm 3 bạn Đoàn Duy Luân, Phạm Thanh Tuấn, Phạm Hồng Hà đã phải tốn công hao sức mày mò gần 2 năm trời.

Theo lời kể của nhóm trưởng Đoàn Duy Luận, duyên đến với công việc từ học kỳ hai của năm ba: “Vì yêu cầu của chương trình học và cũng muốn có được một công trình nghiên cứu  ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, dưới sự hướng dẫn của thầy trưởng khoa Nguyễn Trường Thịnh, nhóm nhất trí chế tạo một robot đa chức năng để hỗ trợ tốt nhất cho con người”.  Theo Luân, nhóm bắt đầu tìm hiểu và được biết hiện ở Việt Nam các ứng dụng hỗ trợ ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính còn khá hạn chế nên bắt đầu tìm hiểu và thực hiện chức năng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính đầu tiên. Sau đó, nhóm mở rộng thêm chức năng hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, chức năng tiếp tân, giải trí. Khi bắt tay vào công việc Duy Luân, nhóm trưởng có nhiệm vụ lên lập trình cho robot. Công việc chính Thanh Tuấn là phần điện, còn Hồng Hà là phần cơ khí của robot.Theo Tuấn và Hà trong quá trình chế tạo thì hầu hết các quá trình đều gặp phải khó khăn từ khâu thiết kế, chế tạo vỏ, điện, lập trình..

Khó khăn trong quá trình xây dựng là tạo hình dáng cho robot và vị trí đặt các thiết bị. Nếu thiết kế sai khi chế tạo lớp vỏ sẽ lệch và quá trình thiết kế lại vỏ rất mất thời gian (khoảng 1-2 tháng) nên phải đảm bảo sự chính xác tuyệt đối. Nhóm phải lên bản vẽ rất nhiều lần, tìm kiếm giải pháp phù hợp nhất, chế tạo thử nghiệm để tìm phương pháp tối ưu nhất…Về phần điều khiển và lập trình: trí thông minh của robot, khả năng làm việc của robot chính là linh hồn của công trình nghiên cứu. Vì vậy, nhóm đã thất bại nhiều lần, robot không chạy như ý muốn, các module điều khiển bị hư, nhiễu trong quá trình điều khiển… Nhiều lúc muốn nản. Nhưng lòng kiên trì và sự quyết tâm đã giúp “3 chàng ngự lâm” vượt qua tất cả.

Hành trình sáng to vn tiếp tc

Các linh kiện sản xuất robot có giá thành khá cao, vượt khả năng chi trả của sinh viên. Đây là khó khăn về chi phí nhưng nhóm đã tiết kiệm tối đa nên phải “vào vai” đồng nát đi lượm ve chai tại các bãi rác công nghiệp, tận dụng lại các linh kiện cũ cùng với sự tiếp sức của thầyThịnh. Dần dần nhóm đã khắc phục được ý định bỏ cuộc giữa đường.

Nhóm Đoàn Duy Luân, Phm Thanh Tun, Phm Hng Hà bên robot l tân (nh nhân vt cung cp)

Theo Tuấn, hầu hết các kiến thức được học trong chương trình đều cần được áp dụng vào robot. Ví dụ như về cơ khí, cần tính toán để chọn động cơ phù hợp, tính toán độ bền của đế, khung xương và vỏ hay vẽ thiết kế hình dáng robot trên phần mềm 3D, về điện đó là các kiến thức về điện điện tử, vi điều khiển, còn về lập trình là các kiến thức về nền tảng ngôn ngữ lập trình và tư duy logic. Trong quá trình chế tạo robot thì hầu hết các bước đều cần có sự sáng tạo nhất định, như về hình dáng, thuật toán điều khiển, chương trình….Robot đã được ứng dụng một thời gian ngắn tại Trường ĐH sư phạm Kỹ thuật TP. HCM và tiếp tục hoàn thiện. Nhóm thừa nhận, điểm hạn chế lớn nhất của robot so với con người là khả năng ứng biến trong những tình huống khẩn cấp thì robot không thể linh hoạt như con người. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là lần robot đại diện cho trường đi tham gia “Góc sáng tạo” trong cuộc thi Robocon 2017 tại Ninh Bình. Lần đó, nhóm trưởng Luân đột ngột nhập viện vì viêm ruột thừa, một mình bạn Tuấn phải lo mọi chuyện. Trong lúc lên sóng, có một vài trục trặc kỹ thuật ban đầu nhưng cuối cùng đều tốt đẹp.

Khi được hỏi bạn thấy thế nào khi có ý kiến cho rằng: “ Lễ tân là phải xinh đẹp dịu dàng biểu hiện tình cảm mến khách, niềm nở. Nhưng robot lễ tân chắc chắn sẽ có hạn chế so với con người bình thường nhất là những cô gái đẹp” thì nhóm trưởng Luân đáp: “Đúng là robot có nhiều khía cạnh không thể bằng con người như độ linh hoạt và khả năng xử lý thông tin, tuy nhiên robot sẽ đem đến sự thích thú, mới lạ cho khách tham quan. Ngoài ra, robot có thể hoạt động cả ngày mà vẫn luôn vui tươi”. Trong quá trình làm đề tài, đã có những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng dần dần khi đương đầu với nó, nhóm đã tìm ra được những cách khắc phục hoặc loại trừ nó.

Hiện tại, các thành viên trong nhóm vừa tốt nghiệp ra trường, Luân và Tuấn làm tại Công ty Samsung, Hà hiện đang làm việc tại một công ty cơ khí của gia đình. Nhóm hy vọng các thế hệ sinh viên tiếp theo có thể phát triển thêm các chức năng khác để robot ngày càng hoàn thiện hơn.

Quang Phan