Thứ năm, 1/2/2018, 20h36

“Thư viện sách sống” lan tỏa đến người trẻ

The Human Library Vietnam là mô hình “thư vin sách sng” đu tiên ti Vit Nam. Đến vi thư vin này, nhng “đu sách sng” s trao đi, trò chuyn cùng các đc gi ti s kin, chia s nhng câu chuyn trong cuc sng.

Đc gi đến vi “thư vin sách sng” ca d án Human Library (nh do BTC cung cp)

Mô hình đc đáo

Vừa qua, dự án The Human Library đã khởi động sự kiện “Ngày đọc sách” tại Trường ĐH Mở TP.HCM với sự tham gia của đông đảo bạn trẻ. Dự án The Human Library ra đời vào năm 2000 tại Đan Mạch và đã xuất hiện tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là một dự án cộng đồng nhận được sự bảo trợ của đơn vị Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến và Phát triển Cộng đồng SCDI, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và được cấp phép bởi The Human Library Đan Mạch.

Thông qua Human Library, những “cuốn sách sống” sẽ được cất tiếng nói, thẳng thắn tâm sự về nghị lực, niềm tin và những cảm xúc chân thật nhất. Bên cạnh đó, sự kiện cũng đem đến cho các độc giả cơ hội được trò chuyện, lắng nghe và thấu hiểu hơn nỗi đau trong cuộc đời những nạn nhân của số phận và một xã hội còn tồn tại sự thờ ơ, lạnh lùng. Từ khi thành lập đến nay, dự án đã trải qua bốn mùa đọc sách tại Hà Nội và TP.HCM với quy mô ngày càng mở rộng, thu hút 2.700 lượt đọc sách. Dự án đã thật sự nhận được sự quan tâm độc giả nhiều lứa tuổi, đặc biệt là người trẻ.

“Thư viện sách sống” có điểm đặc biệt là không có một quyển sách giấy nào, mỗi “cuốn sách” đều là một con người thật, đại diện cho những nhóm người đến chia sẻ về câu chuyện của mình. Có mặt tại chương trình từ rất sớm, bạn Trần Anh Mai, SV Trường ĐH Mở TP.HCM chia sẻ: “Đây là năm thứ 2 em đến với dự án của “thư viện sách sống”. Em thích đọc sách nên cảm giác được lắng nghe, chia sẻ về câu chuyện từ các nhân vật, sẵn sàng đón nhận những lời nhận xét, giải đáp những câu hỏi từ người nghe tạo cho em cảm giác rất thú vị, đầy sự chân thành”. Rất nhiều bạn trẻ khi đến với sự kiện “Ngày đọc sách” “thư viện sách sống” đều có cảm nhận như thế. Hình ảnh những bạn trẻ xếp hàng đăng ký, chờ đến lượt đọc để được vào phòng sách là một hình ảnh rất đẹp, đủ để cho thấy tình yêu sách trong giới trẻ.

D án cn lan ta trong cng đng

Trong xu hướng phát triển của thời đại công nghệ số và quá nhiều loại hình giải trí thu hút giới trẻ, mô hình của dự án The Human Library cần được nhân rộng hơn để độc giả, đặc biệt là các bạn trẻ có cơ hội được chia sẻ. Các cá nhân là “cuốn sách sống” có cơ hội cất tiếng nói, thẳng thắn tâm sự về nghị lực, niềm tin và những cảm xúc chân thật để được thấu hiểu, cảm thông hơn.

Du ch chia s trong 15 phút nhưng mi “đu sách sng” đã góp phn lan ta nhng giá tr nhân văn, ý nghĩa. H có th đưa ra li khuyên cho bn đc hoc ch đơn gin là lng nghe, trao nhau n cưi, ánh mt cm thông. Ch by nhiêu thôi cũng đã đ đ h xích li gn nhau. Đc gi cũng s có cái nhìn bao dung, đ lưng hơn vi nhng câu chuyn đưc k ra.

Theo bạn Nguyễn Vũ Vân Anh, đại diện dự án, “thông qua “Ngày đọc sách” của Human Library Vietnam, “đầu sách” sẽ được cất tiếng nói, được thẳng thắn tâm sự về nghị lực, niềm tin và những cảm xúc chân thật nhất của bản thân. Mặt khác, thư viện đem đến cho độc giả cơ hội để được trò chuyện, lắng nghe và thấu hiểu hơn về nỗi đau, trở ngại trong cuộc đời những nạn nhân của số phận và một phần xã hội còn tồn tại sự thờ ơ, lạnh lùng”.

Bám sát những vấn đề được dư luận quan tâm, “Ngày đọc sách” của Human Library đã giới thiệu đến độc giả những đầu “sách sống” về bệnh trầm cảm, quấy rối tình dục, vấn đề tâm lý, phụ huynh trẻ trầm cảm... Sách “sống” tại chương trình là những người thật, đại diện cho những nhóm người phải chịu nhiều định kiến xã hội, sự dèm pha, chế giễu của người khác... Với những người tham gia dự án “thư viện sách sống”, điều khó khăn đầu tiên là tìm được nhân vật với câu chuyện có ý nghĩa. Gian nan hơn là thuyết phục mỗi nhân vật sẽ mở lòng kể những bất hạnh, đau đớn nhất của cuộc đời mình. Thế nhưng bằng những nỗ lực, họ đã làm sợi dây kết nối những con người ấy đến gần hơn với độc giả, dù chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó. Tham gia với chương trình, họ đã gạt bỏ những suy nghĩ ấy để có thể mạnh dạn, tự tin chia sẻ những câu chuyện của mình đến với cộng đồng. Dẫu chỉ chia sẻ trong 15 phút nhưng mỗi “đầu sách sống” đã góp phần lan tỏa những giá trị nhân văn, ý nghĩa. Họ có thể đưa ra lời khuyên cho bạn đọc hoặc chỉ đơn giản là lắng nghe, trao nhau nụ cười, ánh mắt cảm thông. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã đủ để họ xích lại gần nhau. Độc giả cũng sẽ có cái nhìn bao dung, độ lượng hơn với những câu chuyện được kể ra.

Trải qua bốn mùa hoạt động, “thư viện sách sống” đã truyền tải những thông điệp mạnh mẽ về niềm tin, nghị lực sống, vượt qua những nỗi đau, mất mát, cùng với đó đặt nền móng cho sự bình đẳng và nhân văn trong xã hội.

Yên Hà