Thứ bảy, 12/5/2018, 20h38

Tiến tới kỳ thi THPT quốc gia: Môn địa: Chú trọng các vấn đề thực tế

Các giáo viên b môn lưu ý, trong quá trình ôn tp môn đa lý chun b cho k thi THPT quc gia 2018, hc sinh cn phi có s liên h vi kiến thc thc tế như ô nhim môi trưng, dân s, kinh tế...

Giáo viên hưng dn hc sinh lp 12A5 Trưng THPT Lê Quý Đôn ôn tp môn đa lý

Kiến thc lp 11 ch cn nm “b ni”

Đó là lời khuyên của cô Lê Thị Nga (Tổ trưởng Tổ địa lý Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) dành cho học sinh lớp 12 khi ôn tập môn địa lý. Theo cô Nga, căn cứ vào đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT thì kiến thức lớp 11 chỉ chiếm khoảng 20-30%, thường rơi vào phần nhận biết và thông hiểu. Do vậy, học sinh chỉ cần nắm vững được kiến thức bề nổi, tổng quát mà không cần phải đào sâu. Tuy vậy, với kiến thức lớp 11, cô Nga cũng cho rằng học sinh không nên học tủ phần nào mà cần hệ thống kiến thức theo 2 phần là phần chung như trình độ kinh tế giữa các nước, toàn cầu hóa, Đông Nam Á và phần các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản... Nắm những kiến thức khái quát chung, diện tích, tình hình kinh tế, dân số, vị trí địa lý, các ngành kinh tế chính với từng nước, khu vực.

Với chương trình lớp 12, cô Nga lưu ý học sinh nên hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy theo 4 chủ đề chính: Địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý các ngành kinh tế, địa lý các vùng kinh tế. Trong chủ đề về địa lý tự nhiên, cần nắm các kiến thức như vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và 4 đặc điểm tự nhiên của nước ta. Nắm đặc điểm dân số, phân bố dân cư bằng cách đọc Atlat, phương hướng để phân bố dân cư phù hợp trong chủ đề địa lý dân cư. Chủ đề địa lý các ngành kinh tế lại nắm các kiến thức về công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, thương mại, du lịch dựa vào Atlat. Địa lý các vùng kinh tế thì phải khái quát được các vùng về diện tích, dân số, vị trí địa lý và các vấn đề kinh tế nổi bật từng vùng.

Đặc biệt, theo cô Nga, do chương trình lớp 12 hoàn toàn là về địa lý Việt Nam nên khi ôn tập, học sinh cần phải chú trọng thêm về các vấn đề thực tế, cập nhật thêm các kiến thức mới. Đó là vấn đề xâm nhập mặn, sạt lở bờ biển, an ninh lương thực, xuất khẩu nông sản... với đồng bằng sông Cửu Long; ô nhiễm môi trường biển, môi trường nước ở khu vực miền Trung trong vấn đề biến đổi khí hậu; vấn đề phát triển thủy sản; diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp; khó khăn của ngành công nghiệp dầu khí... Bên cạnh đó, phần kiến thức liên quan giữa chương trình lớp 12 và lớp 11 như một số kiến thức về toàn cầu hóa, học sinh có thể liên hệ để hệ thống, kết nối kiến thức. Như vấn đề môi trường (lớp 11) liên quan với bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (lớp 12); vấn đề vị trí địa lý Việt Nam (lớp 12) nằm trong phần Đông Nam Á (lớp 11).

Dựa theo đề minh họa, cô Nga cho biết các câu bài tập trong đề thi thường rơi vào đọc Atlat và nhận dạng biểu đồ. “Có 5 loại biểu đồ chính là tròn, cột, đường, miền, cột kết hợp với đường. Căn cứ vào từ khóa, số năm, đơn vị để có thể nhận dạng chính xác loại biểu đồ. Về đọc Atlat, có những câu hỏi chỉ rõ là đọc Atlat trang bao nhiêu, nhưng với những câu hỏi vận dụng cao thì học sinh lại phải tự mình tìm ra trang Atlat phù hợp để đọc. Đôi khi phải 2 đến 3 trang mới có thể trả lời được 1 câu hỏi. Nhận dạng câu hỏi mà sử dụng Atlat phù hợp”, cô Nga lưu ý.

Một chú ý nữa, cô Nga cho rằng với nhiều câu hỏi về lý thuyết, học sinh cũng vẫn nên tham khảo Atlat để tìm câu trả lời.

“Cn nm k năng phân tích bng s liu và mt s dng biu đ

Đây là chú ý được cô Hoàng Thị Hà (Tổ trưởng Tổ địa lý Trường THPT Nguyễn Huệ, Q.9, TP.HCM) thông tin đến học sinh khi ôn tập môn địa lý. Theo cô Hà, năm 2018 là năm thứ hai thi trắc nghiệm môn địa lý, căn cứ vào đề minh họa nhận thấy đề năm nay sẽ có sự phân hóa rõ rệt với từ 4-5 câu vận dụng nâng cao. Kiến thức lớp 11 chỉ chiếm khoảng 2 điểm trong đề thi, là những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa ở mức độ nhận biết, vận dụng thấp. Trọng tâm là những phần nổi bật của khu vực, quốc gia, vị trí địa lý, dân cư...

Với kiến thức lớp 12 sẽ chiếm đa phần trong đề thi, học sinh nên ôn theo 5 chủ đề: tự nhiên, dân số, các ngành kinh tế, vùng kinh tế, biển Đông. Mỗi chủ đề lại nắm những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.

Vẫn dựa vào đề minh họa, theo cô Hà, câu hỏi nâng cao trong đề thi khả năng sẽ rơi vào phần kinh tế (bao gồm các ngành kinh tế, vùng kinh tế), có liên hệ, áp dụng với kiến thức thực tế. Có thể ra dưới dạng câu hỏi từ một kiến thức bài học yêu cầu học sinh giải thích vấn đề thực tế. Ví dụ: Tại sao vấn đề xâm nhập mặn thời gian gần đây lại nghiêm trọng? Học sinh phải biết vận dụng kiến thức sách giáo khoa, liên hệ thực tế.

Theo đề minh họa, cô Hà cho biết đề thi sẽ có khoảng 10 câu Atlat. Với dạng bài tập này, học sinh chỉ cần nắm được kỹ năng đọc Atlat: nắm được yêu cầu câu hỏi, mở đúng trang Atlat. Phần bài tập sẽ có khoảng 4 câu, dựa vào biểu đồ, bảng số liệu. Học sinh nên căn cứ vào từ khóa trong đề để chọn biểu đồ phù hợp, chọn nội dung để lựa chọn biểu đồ, kỹ năng nhận xét biểu đồ. “Có những bài đơn thuần nhìn bảng số liệu là có thể lựa chọn được đáp án, có những bài buộc học sinh phải nắm một số phép toán cơ bản của địa lý để tính toán”, cô Hà nói.

Các câu hỏi đào sâu kiến thức khả năng sẽ rơi vào chủ đề tự nhiên. Ví dụ như đánh giá ảnh hưởng của địa hình đến các thành phần tự nhiên khác, khí hậu của Việt Nam, của từng vùng địa hình... Đặc biệt, cô Hà lưu ý, trong quá trình ôn tập, học sinh cần phải có sự đánh giá, liên hệ với kiến thức thực tế như ô nhiễm môi trường, dân số, kinh tế. Tuy nhiên, cần phải biết chọn lọc những kiến thức liên quan đến bài học, không nên quá sa đà vào nhớ số liệu.

Yến Hoa