Thứ ba, 12/6/2018, 22h06

Tiến trình tạo lập văn bản nghị luận

Trên cơ s các đc đim ca văn bn ngh lun (VBNL), phân tích nhng vn đ cơ bn ca phương pháp dy hc to lp văn bn, giáo viên nm vng hot đng dy hc to lp văn bn ngh lun da trên tiến trình: hot đng hình thành ý tưng, viết nháp và chnh sa văn bn.

Hc sinh THCS trong tiết hc môn ng văn. Ảnh: Anh Khôi

VBNL là loại văn bản có vai trò nhằm thể hiện quan điểm của bản thân người viết về các vấn đề trong đời sống. Trong chương trình ngữ văn phổ thông ở Việt Nam hiện nay, học sinh (HS) bắt đầu được học tạo lập VBNL từ lớp 7 và tiếp tục được nâng cao các kỹ năng cho đến lớp 12. Điều này đòi hỏi giáo viên (GV) bộ môn phải có kiến thức chuyên môn sâu về văn bản này và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của việc dạy học tạo lập văn bản (còn gọi là dạy làm văn). Để hình thành cho HS các kỹ năng tạo lập VBNL, bên cạnh việc sử dụng những phương pháp dạy học phổ biến như quan sát, phân tích mẫu, thực hành, GV cần quan tâm đến phương pháp dạy tạo lập văn bản dựa trên tiến trình. Đây cũng là phương pháp đã được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới.

Đặc điểm của VBNL là một loại văn bản được dạy ở trường trung học, là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế VBNL phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Vai trò của HS trong dạy học tạo lập văn bản là phải học cách tạo lập văn bản theo từng giai đoạn trong tiến trình, đó là phản hồi, đánh giá, tự đánh giá; đóng vai người đọc, đọc lại sản phẩm của mình. Chỉnh sửa nhiều lần để tạo ra văn bản tốt hơn. Còn vai trò của GV là tư vấn, là người đọc, người lắng nghe, là người tạo ra môi trường để HS cảm thấy tự tin tìm ra giọng điệu của chính mình nhằm chia sẻ sản phẩm. Bên cạnh đó, GV có cơ hội và trách nhiệm xác định các hoạt động học tập cho HS và hướng dẫn các em đi qua từng giai đoạn trong tiến trình cho đến khi viết được văn bản hoàn thiện. Như vậy, phương pháp dạy học tạo lập văn bản dựa trên tiến trình có những điểm tích cực, vừa phù hợp với bản chất của hoạt động viết, vừa phù hợp với việc dạy học nhằm phát triển năng lực người học như lấy hoạt động của HS làm trung tâm, giúp các em tự kiến tạo kinh nghiệm tạo lập văn bản, phát huy vai trò tổ chức và định hướng của GV. Hoạt động dạy học tạo lập VBNL có thể chia 3 giai đoạn: hình thành ý tưởng, viết nháp và chỉnh sửa bài viết. Hình thành ý tưởng là một giai đoạn rất quan trọng trong tiến trình viết. Để hướng dẫn HS hình thành ý tưởng cho một VBNL, GV có thể tổ chức các hoạt động như: xác định luận đề, hình thành hệ thống luận điểm, hình thành luận cứ, hướng dẫn viết nháp, hướng dẫn chỉnh sửa bài viết. Trong hoạt động xác định luận đề, GV sử dụng câu hỏi để hướng dẫn HS xác định luận đề và hướng triển khai cho VBNL là cách thức phổ biến. Bên cạnh việc hỏi đáp thông thường, GV có thể thiết kế các phiếu học tập để HS trả lời ngắn gọn. Sau khi trả lời, HS chia sẻ các ý tưởng với bạn học giúp có thêm cơ hội lắng nghe ý kiến của người khác, thể hiện ý kiến của bản thân và điều chỉnh ý kiến bản thân nếu cần thiết. GV có thể lắng nghe ý kiến của các nhóm HS và quan sát tình hình chung để có những hướng dẫn kịp thời. Trong hoạt động hình thành hệ thống luận điểm, GV có thể hướng dẫn HS sử dụng phiếu học tập dạng Bốn ô vuông giúp các em vừa triển khai được hệ thống luận điểm vừa luôn bám sát luận đề và dễ dàng xác định cấu trúc bài viết. Theo đó, GV chỉ yêu cầu HS viết một câu hoặc một cụm từ để thể hiện luận điểm. Sau khi hoàn thành, HS sẽ chia sẻ ý tưởng với GV và bạn học. Khi hình thành luận cứ, HS tiếp tục hoàn thành phiếu học tập Bốn ô vuông bằng cách nêu ngắn gọn các luận cứ của mỗi luận điểm ở từng ô vuông. Để có sự đa dạng, bên cạnh cho HS đối thoại trực tiếp, GV có thể thiết kế trên phiếu học tập để các em khác góp ý.

Chuyển ý tưởng thành lời văn có thể là một thử thách với HS. Theo đó, GV hướng dẫn HS viết những ý tưởng đã hình thành các đoạn văn, mỗi luận điểm và hệ thống luận cứ của nó nên được trình bày thành một đoạn văn. Ở hoạt động này GV khuyến khích HS hãy viết liền một mạch, chú ý đến tính logic của các luận điểm, các luận cứ trong luận điểm và lập luận để làm sáng tỏ luận điểm. HS có thể tạm bỏ qua các vấn đề về chính tả, lựa chọn từ ngữ hay lựa chọn phương tiện liên kết câu, đoạn trong giai đoạn này. Vấn đề trong giai đoạn này là bám sát luận đề, luận điểm và luận cứ đã được hình thành ở giai đoạn trước và xây dựng được các lập luận thuyết phục trong mỗi đoạn văn. Do HS thường ít chú ý đến hoạt động chỉnh sửa bài viết khi tạo lập văn bản, vì vậy GV nên lưu ý lặp lại nhiều lần hoạt động này trong các giờ thực hành để tạo cho các em thói quen tự chỉnh sửa bài viết. Nội dung chính của hoạt động này là điều chỉnh các ý tưởng nếu cần, kiểm tra và sửa lỗi của bài viết. GV hướng dẫn HS tự đọc lại bài viết, việc này giúp các em có cơ hội đóng vai người đọc, tự đánh giá bài viết của mình. Trong lúc tự kiểm tra HS đáng dấu những từ ngữ muốn thay thế hoặc lỗi chính tả, ngữ pháp; ghi chép nhanh những ý tưởng muốn bổ sung, thay thế.

Với các hoạt động dạy học như trên, HS có thể từng bước hình thành và phát triển các năng lực tạo lập VBNL như: phân tích đề, xây dựng luận điểm, luận cứ, lập luận, tổ chức và chỉnh sửa văn bản. Việc tổ chức các hoạt động dạy học tạo lập VBNL theo tiến trình có thể được vận dụng linh hoạt tùy theo điều kiện về thời gian cho phép và nội dung bài học. Quan trọng là GV phải ý thức được vai trò của mỗi giai đoạn trong tiến trình tạo lập văn bản và những kỹ năng mà HS cần được hình thành ở mỗi giai đoạn.

Lê Th Ngc Chi
(Khoa Ng văn, Trưng ĐH Sư phm TP.HCM)