Thứ ba, 24/4/2018, 21h51

Tìm chuẩn đầu ra cho trường nghề

Dy hc đnh hưng phát trin năng lc ngh nghip đáp ng th trưng lao đng là mt vic tưng chng đơn gin, song s không d nếu doanh nghip (DN) không đng hành xây dng chun đu ra.

PGS.TS Lê Đình Tun (Phó Hiu trưng Trưng ĐH Kinh tế Công nghip Long An) phát biu ti hi tho

Đó là trăn trở của các nhà khoa học, cán bộ quản lý và giáo viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Hội thảo khoa học “Giải pháp triển khai phương pháp giảng dạy và đánh giá theo năng lực người học trong hoạt động GDNN” do Trường CĐ Kinh tế TP.HCM tổ chức mới đây.

Đào to ngưi làm đưc vic

ThS. Dương Đình Dũng (Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM) chia sẻ: “Ưu điểm của giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực người học là đào tạo ra người lao động làm được việc; kết quả học tập rõ ràng, cụ thể và có thể quan sát, đánh giá được. Phương pháp này chú trọng kỹ năng và thái độ, giúp người học thích ứng tốt với công việc và không ngừng nâng cao năng lực bản thân. Nội dung đào tạo không xa rời thực tiễn, ra trường làm được ngay công việc chuyên môn. Đặc biệt, theo hướng này, giáo viên chủ yếu đóng vai trò chuyên gia tư vấn, huấn luyện và người học sẽ tự lực, chủ động sáng tạo, giải quyết vấn đề…”.

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn (Phó Giám đốc Viện Sư phạm Kỹ thuật thuộc Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) nhấn mạnh: “Ý nghĩa của đào tạo theo năng lực là người học có thể làm được cái gì trong một tình huống lao động nhất định. Các năng lực mà người học sẽ thu nhận trong đào tạo phù hợp với công việc mà những người hành nghề thực tế phải làm hoặc dưới dạng các hành vi và thái độ nghề nghiệp. Theo đó, việc tiếp cận đào tạo theo năng lực được triển khai theo hướng xây dựng chương trình đào tạo hay lĩnh vực học dựa trên các năng lực của nghề. Mỗi bài dạy là một năng lực nghề nghiệp hay một công việc cụ thể của nghề nghiệp”.

ThS. Nguyễn Minh Tuấn (Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) cho rằng, để bức tranh tuyển sinh GDNN không còn ảm đạm ở một số trường cần sớm xây dựng chuẩn đào tạo đáp ứng bộ chuẩn nghề, tiếp đó là xây dựng bộ chuẩn đánh giá (bao gồm thời gian, hình thức, tiêu chí… đánh giá). Bộ chuẩn này phải đo được năng lực người học. Giáo viên thường xuyên tiếp xúc với DN, tham vấn về nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá. Có như vậy người học mới đủ năng lực hành nghề, qua đó thúc đẩy quan hệ giữa nhà trường và DN. Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng chỉ ra hạn chế của mô hình đào tạo theo tiếp cận năng lực là khả năng thăng tiến của người học trong tương lai hạn chế, bởi chỉ dạy người học đủ năng lực thực hành nghề đó.

Ở góc độ khác, ThS. Phạm Thái Bình (Trường CĐ Kinh tế TP.HCM) nhìn nhận: “Giáo dục theo năng lực dựa vào chuẩn đầu ra sẽ rõ ràng và phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Nhu cầu DN đa dạng, nhà trường không thể đào tạo những gì cụ thể ngoài chuyên môn và kỹ năng”. 

PGS.TS Lê Đình Tuấn (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An) đánh giá cao phương pháp giảng dạy và đánh giá theo năng lực người học. Qua đó, ngoài chuyên môn, người học còn được đào tạo kỹ năng, ý thức trách nhiệm và phát triển năng lực mà DN cần.

Có cơ chế m mi ngưi gii thnh ging

Đề cập đến sự đồng hành của DN trong giảng dạy và đánh giá theo năng lực người học, bà Nguyễn Thị Anh Đào (Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) tâm tư: “Số DN nhận thức được việc tham gia đào tạo là để xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực cho mình, không quan tâm đến chi phí, sẵn sàng hợp tác với nhà trường để phát triển GDNN là rất ít. Nhà trường mời DN và cử nhân lành nghề cùng tham gia đào tạo hiện nay không dễ”.

ThS. Nguyễn Minh Tuấn cũng cho biết, trước đây việc tiếp cận với DN nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, thực hành là rất khó. Nguyên nhân DN từ chối nhận sinh viên là do thời gian thực tập ngắn, giờ giấc không phù hợp, mất chi phí cho người quản lý sinh viên.

Đánh giá không cho điểm

Tại hội thảo, ThS. Phạm Thái Bình (Trường CĐ Kinh tế TP.HCM) đề xuất: Việc tiếp cận mô hình đào tạo theo năng lực người học cần quan tâm đến đánh giá không cho điểm. Việc cho điểm hay không cho điểm tại Úc cũng đang tranh cãi. Thực tế, bảng điểm của người học cũng chỉ để DN tham khảo, họ không tin tưởng vào cách đánh giá của nhà trường. Vì vậy, để đánh giá năng lực người học cần có bộ tiêu chuẩn nghề, quy định cụ thể kỹ năng nào DN cần thì có thể đánh giá theo: biết hoặc không biết (đạt hay không đạt). Các kỹ năng khác cao hơn thì mới áp dụng đánh giá bằng cách cho điểm. Phương pháp giảng dạy và đánh giá theo năng lực người học cung cấp kỹ năng cần thiết, năng lực cốt lõi, còn tùy vào cách vận hành của DN sẽ có những quy chuẩn riêng.

Về phía doanh nghiệp, ThS. Lý Tất Vinh (Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, giảng viên Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn) thẳng thắn đề cập: “Thu nhập của CEO làm việc trong ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn từ 6.000 USD/tháng trở lên là bình thường, vì vậy khó mời họ tham gia đào tạo là chuyện hiển nhiên. Trong khi đó, cử nhân giỏi nghề, khả năng xử lý tốt tình huống lại không được giảng dạy ở ĐH-CĐ, đây là quy định trói buộc các trường. Những người thành đạt, là CEO nổi tiếng, có kinh nghiệm, tại sao chúng ta không có cơ chế mở để mời họ thỉnh giảng?”.

TS. Nguyễn Kim Dung (Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu giáo dục, thuộc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết chuẩn đánh giá theo năng lực người học phải đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, vì vậy các trường cần xây dựng quan hệ DN để cùng tham gia đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

T.Anh