Thứ năm, 15/3/2018, 21h07

Tìm giải pháp đủ mạnh để tạo sự bứt phá

Ngày 15-3, HĐND TP.HCM khóa IX đã khai mc k hp th 7 (k hp bt thưng) chuyên đ: Ci cách hành chính “Nâng cao s hài lòng ca ngưi dân và t chc v dch v hành chính công trên đa bàn TP” và trin khai thc hin Ngh quyết s 54 ca Quc hi v thí đim cơ chế, chính sách đc thù phát trin TP.

Đi biu HĐND phát biu ti k hp. Ảnh: A.Khánh

Tham dự có Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, Phó Bí thư Thành ủy Võ Thị Dung, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong…

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm - nhấn mạnh: “Năm 2018 là năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, cũng là năm đầu tiên TP thực hiện triển khai Nghị quyết số 54 của Quốc hội (NQ 54) về thí điểm chính sách cơ chế đặc thù. Đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt mang tính thời cơ, đồng thời là trách nhiệm nặng nề của TP trong tổ chức thực hiện với thời gian trong vòng 5 năm để tạo động lực mới cho TP.HCM”.

Theo đó, trong 21 đề án thực hiện NQ 54, tại kỳ họp này, UBND TP đã trình ra 4 đề án để tạo đà cho TP phát triển. Điển hình là đề án thí điểm chi thu nhập tăng thêm cho CB-CC-VC thuộc diện TP quản lý.

Về đề án này, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho biết, để điều chỉnh hệ số tăng thu nhập cho CB-CC-VC thì phải căn cứ vào hiệu quả công việc. Theo lộ trình, năm 2018 tăng tối đa 0,6 lần, năm 2019 tăng tối đa 1,2 lần, năm 2020 tăng tối đa 1,8 lần so với tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ. Thời điểm áp dụng là từ ngày 1-4. Những công chức nào được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên mới được xem xét tăng thu nhập. TP sẽ tập trung thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, gắn với phát triển khoa học - công nghệ.

Xung quanh đề án này, đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy (Trưởng bộ môn marketing, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP) lo lắng, việc tăng thu nhập theo 3 giai đoạn liệu có là động lực cho người lao động cống hiến. Tại sao không mạnh dạn năm 2018 là 0,6, sau khi tổng kết lại mặt được và chưa được thì ngay trong năm 2019 sẽ tăng kịch trần 1,8. CB-CC-VC trong cùng một cơ quan, cùng một công việc không thể đánh giá “cào bằng”. Vì vậy, cần có bộ tiêu chí quy chuẩn và có quy định cụ thể cho từng bộ phận công việc.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Bí thư Quận ủy Q.Thủ Đức) cho rằng, TP đang rất cần “hàm lượng” chất xám cao ở những lĩnh vực đặc thù, từ NQ 54 TP phải nêu bật hơn nữa để những chuyên gia, tài năng đặc biệt ngoài việc họ được cống hiến cho TP nhưng vẫn làm tốt công việc mà họ đã và đang làm. Cần cụ thể hóa bằng một chương trình, đề án cụ thể như “đề án đánh giá CB-CC” kèm theo đề án này để có sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng đối với mọi đối tượng. Trong đó, đối tượng rất quan trọng là những SV xuất sắc của các trường ĐH, học viện.

Đại biểu Lê Nguyễn Minh Quang lưu ý: “CB-CC-VC đang làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc đối tượng đề án nhưng “lỡ” họ cũng có nhiều công trình nghiên cứu, sáng tạo hiệu quả, đủ tiêu chuẩn theo đề án thì tính sao. Nếu họ không được hưởng chế độ đãi ngộ tương xứng, TP sẽ mất đi một nguồn nhân lực chất lượng cao đang hàng ngày, hàng giờ cống hiến và phục vụ nhân dân. Vì vậy, trong đề án về thu hút nhân tài, cần “toát lên” được những “ưu việt” để kêu gọi các chuyên gia, nhà khoa học. Ngoài chính sách kêu gọi, tài trợ về mặt vật chất thì phải có chế độ “đặc biệt” để các chuyên gia đóng góp.

“Về công tác đánh giá CB-CC-VC, chúng ta còn thực hiện theo mẫu chung và đánh giá vào cuối năm. Người làm tốt và người làm chưa tốt… đến cuối năm đánh giá bằng cuộc họp chung thì chưa sâu sát. Muốn tinh giản biên chế, giữ được người giỏi, làm được việc và loại trừ người không tích cực, không hoàn thành nhiệm vụ mà cứ đánh giá như vậy sẽ không tinh giản. Hệ lụy là bộ máy tiếp tục cồng kềnh đến tăng thêm thu nhập cho người giỏi cũng bị cào bằng. Đó là chưa kể, nếu lãnh đạo đánh giá “rát” quá, không cẩn thận lãnh đạo lại bị “đánh hội đồng”, đại biểu Quang băn khoăn.

Theo báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND TP, tỷ lệ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với việc giải quyết thủ tục hành chính năm 2017 đạt trên 80%; tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn đối với tổng số thủ tục hành chính được giải quyết đạt trên 95%...

Theo Ban Pháp chế, phiếu khảo sát định kỳ tại các đơn vị yêu cầu người dân điền thông tin cá nhân. Điều này làm người dân e ngại khi thực hiện việc khảo sát hoặc làm cho xong. Vì vậy kết quả đánh giá sự hài lòng không khách quan, hầu hết là đánh giá mức độ hài lòng.

Việc thực hiện một cửa liên thông chỉ mới thực hiện tốt trong phạm vi nội bộ từng sở, ngành, quận, huyện; một số thủ tục giải quyết thường trễ hạn, nhất là trong lĩnh vực đất đai. Cụ thể, năm 2017 tại Sở TN-MT còn 32.108 hồ sơ trễ hạn trong lĩnh vực đất đai.

“Việc tổ chức khảo sát đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp ở các đơn vị còn nặng về hình thức, chưa phản ánh thực chất sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính công. TP cần tăng cường thanh tra công vụ, chấn chỉnh kịp thời CB-CC-VC có thái độ, hành vi nhũng nhiễu, phiền hà người dân và xử lý nghiêm minh những CB-CC-VC vi phạm, đảm bảo sự trong sạch của bộ máy”, ông Trương Lâm Danh - Trưởng ban Pháp chế HĐND TP - nói.

Trả lời các ý kiến của đại biểu HĐND, Giám đốc Sở Nội vụ Trương Văn Lắm cho biết, Sở Nội vụ luôn quan tâm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia. Trong đó, dự kiến TP sẽ phối hợp với các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm thuộc các trường ĐH, học viện để hỗ trợ các chuyên gia yên tâm nghiên cứu. Về lương và phụ cấp cho các chuyên gia, nhà khoa học, TP luôn trân trọng, lắng nghe và thay đổi theo hướng tốt nhất để phát huy thế mạnh của những người này…

Về tăng thêm thu nhập cho CB-CC-VC, theo ông Lắm, việc tăng thu nhập phải đạt được hiệu quả công việc nhưng gắn liền với tinh giản biên chế và không cào bằng. Việc xem xét, đánh giá CB-CC-VC có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không phụ thuộc vào lãnh đạo cơ sở...

An Khánh