Thứ bảy, 15/7/2017, 20h47

Tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tại Sân bay Tân Sơn Nhất

Nhng ngày này, ti khu vc phía Tây Sân bay Quc tế Tân Sơn Nht (TSN), các đi quy tp hài ct lit sĩ ca Ban ch đo 1237 TP.HCM và Đi chuyên trách quy tp Quân khu 7 đang thc hin nhim v tìm kiếm m tp th ca các chiến sĩ quân gii phóng hy sinh trong trn đánh vào Sân bay TSN dp Tết Mu Thân năm 1968.

Các lc lưng chc năng đang tìm kiếm hài ct các lit sĩ ti phía Tây Sân bay Tân Sơn Nht. Ảnh: Q.H

Theo đó đã phát hiện nhiều di vật nghi của liệt sĩ như quân trang, quân dụng mà bộ đội thường sử dụng trong chiến tranh. Đặc biệt, lực lượng tìm kiếm cũng phát hiện một số mẫu xương.

Khu vực khảo sát thực địa là khu đất rộng trên 7ha, nằm ở phía Tây (phía đường băng máy bay cất cánh) Sân bay TSN, liền kề mũi tàu đường Cộng Hòa và Trường Chinh (P.15, Q.Tân Bình). Theo tính toán, lực lượng tìm kiếm có thể sẽ phải đào dò tìm trên diện tích khoảng 4ha trong nhiều tháng.

T mt bc nh…

Chúng tôi gặp kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Xuân Thắng khi ông vừa từ khu vực này về nhà. Ông là người đã treo bức không ảnh trên trang website www.panoramio.com giúp tìm ra manh mối và xác định được vị trí hố chôn tập thể các liệt sĩ hy sinh tại Sân bay Biên Hòa năm 1968. Đồng thời đã cung cấp cho Quân khu 7 và Bộ Tư lệnh TP.HCM bức ảnh (do ông sưu tầm hàng chục năm trước) nghi là hố chôn quân giải phóng khi đánh vào Sân bay TSN.

Cũng theo KTS Thắng, một số cựu binh Mỹ như ông Martin Estrones và Bob Laymon đã cung cấp một số tấm ảnh vệ tinh Sân bay TSN vào thời điểm 1-2-1968, 14-2-1968 và nhiều bức vẽ, sơ đồ sân bay có đánh dấu hố chôn tập thể 157 chiến sĩ hy sinh ngày 31-1-1968.

Từ các thông tin có được, KTS Thắng đã tổng hợp và gửi cơ quan chức năng xem xét tổ chức tìm kiếm mộ tập thể nghi là của quân giải phóng trong Sân bay TSN. Sau đó, ngày 6-7-2017 Bộ Tư lệnh TP cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức hội thảo “Khảo sát tìm kiếm quy tập mộ liệt sĩ bộ đội Việt Nam hy sinh trong trận đánh phía Tây Sân bay TSN vào Tết Mậu Thân năm 1968”. Qua đó đã xác định trận đánh, số liệu thương vong cụ thể từ thông tin phía Mỹ cung cấp. Các nhân chứng (cả phía quân giải phóng và Việt Nam Cộng Hòa) đều kết luận, có cơ sở cho thấy còn mộ tập thể liệt sĩ trong Sân bay TSN.

Theo KTS Thắng, mục đích ban đầu của việc sưu tầm và đăng các ảnh kiến trúc, công trình, căn cứ quân sự, bản đồ… không phải để phục vụ cho việc tìm kiếm mộ liệt sĩ. Tuy nhiên, do hàng ngàn bức ảnh của ông treo trên mạng có sức hút các quân nhân, các cựu chiến binh tham gia, chia sẻ và bình luận nên ông đã quyết định cung cấp cho các cơ quan chức năng.

Cầu mong tìm được liệt sĩ

Kiến trúc sư Nguyn Xuân Thng k v ngun gc các bnh. Ảnh: Q.H

KTS Thắng chia sẻ: “Manh mối đầu tiên là bức ảnh trắng đen có tấm bảng ghi nơi chôn cất quân giải phóng trong trận đánh đêm mùng 1 Tết Mậu Thân với nội dung kèm theo: “Ngôi mộ có 157 thi thể bộ đội Việt Nam”, vị trí nằm ở khu vực đầu phía Tây Sân bay TSN giữa 2 đường taxiway (đường lăn). Phía Mỹ sử dụng máy ủi đào một đường hào rộng sâu để chôn cất các thi thể rồi phủ đất lên. Tôi cùng các cộng sự cũng tìm thấy trên internet một bức ảnh có nội dung tương tự nhưng có chú thích khác là “ngày 2 Tết Mậu Thân”. Từ đó, chúng tôi nghi ngờ trong Sân bay TSN có 2 khu mộ tập thể của bộ đội”.

Trước khi các lực lượng triển khai tìm hố chôn tập thể quân giải phóng tại Sân bay TSN, cũng từ những bức ảnh mà KTS Thắng đưa lên panoramio.com và được các cựu binh Mỹ giúp sức. Đặc biệt giữa tháng 3-2017, hai cựu binh Mỹ là Martin Estrones và Bob Laymon đã bay sang Việt Nam hỗ trợ. Theo đó đến trưa 17-4-2017, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy túi nilon bọc thi thể các liệt sĩ cùng nhiều kỷ vật trong một hố chôn tập thể ở Sân bay Biên Hòa.

KTS Thắng xúc động: “Sau 27 ngày đào tìm, thêm 10 ngày khai quật, lượm lặt từng mảnh vụn, cuối cùng các lực lượng phối hợp tìm kiếm đã hoàn thành công việc thiêng liêng cao cả đối với những người đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc. Xác định được danh tính của 72 liệt sĩ Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 4, Sư đoàn 5 và Tiểu đoàn đặc công U1 Biên Hòa hy sinh trong trận đánh Sân bay Biên Hòa vào Tết Mậu Thân năm 1968. Hiện tại lúc này trong tâm nguyện tôi luôn cầu mong các anh hùng liệt sĩ phù hộ cho lực lượng tìm kiếm tìm được các bác, các chú, xác định được danh tính để sớm đưa họ về với quê mẹ, về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Cậu ruột tôi là liệt sĩ (huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam), hiện vẫn chưa tìm được hài cốt. Với tôi, tìm được bất cứ liệt sĩ nào cũng giống như tìm được người thân của mình”.

Quang Huy