Thứ năm, 10/8/2017, 22h17

Tìm nét đẹp từ nghệ thuật đường phố

Sau 3 tháng chính thc khai mc trên ph đi b Nguyn Hu, Q.1, TP.HCM, ngh thut đưng ph đang dn chiếm cm tình công chúng qua nhng chương trình biu din đc sc mang tính cng đng. Tuy nhiên, nếu không gìn gi, ngh thut đưng ph s mt đi nhng nét đp văn hóa tng đưc các quc gia bo tn và phát huy t lâu.

Mt tiết mc ngh thut biu din trên ph đi b Nguyn Hu

Thành công bui ban đu

Tối 13-5-2017, người dân TP.HCM thật sự náo nức khi lần đầu tiên được tham gia chương trình nghệ thuật đường phố khai mạc tại đường Nguyễn Huệ, Q.1 do Sở Du lịch TP.HCM tổ chức. Tại 6 cụm sân khấu, các loại hình nghệ thuật đường phố đương đại trên thế giới và văn hóa dân gian 3 miền Việt Nam đã ra mắt và làm say lòng công chúng thưởng ngoạn với các tiết mục biểu diễn hấp dẫn như ảo thuật, ca hát, hòa tấu, xiếc, nhảy múa… Từ đó trở đi, vào các ngày cuối tuần, phố đi bộ Nguyễn Huệ đã trở thành điểm hẹn lý tưởng cho khán giả yêu nghệ thuật biểu diễn đường phố đến thưởng thức trong không gian mới mẻ và sinh động. Đúng như phát biểu của ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, nét đặc trưng của nghệ thuật đường phố là sự tương tác gần gũi giữa người xem với nghệ sĩ biểu diễn tạo nên một không gian mới lạ.

Nhiều người thừa nhận dù mới ra mắt nhưng nghệ thuật đường phố đã có những chương trình hấp dẫn được chuẩn bị công phu có tính nghệ thuật cao. Tuy nhiên điểm mạnh này cũng là điểm yếu của các chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố đã thực hiện trong 3 tháng qua. Anh Lê Trung, ngụ ở đường Phạm Viết Chánh, Q.Bình Thạnh chia sẻ, tôi rất thích các chương trình văn nghệ dân tộc thường được biểu diễn ở sân khấu chính trên phố đi bộ và cả trước Nhà hát TP.HCM. Nhưng hầu hết các chương trình vẫn dàn dựng như khi biểu diễn trên sân khấu lớn chưa thể hiện rõ “chất” đường phố mà nhiều người muốn thưởng thức. Đó cũng là ý kiến của bạn Nhật Thắng khi thưởng thức chương trình hòa tấu vào các đêm thứ 7 tại phố đi bộ: “Theo mình nghĩ biểu diễn nghệ thuật đường phố luôn mang tính tự phát và đậm chất nghệ sĩ tự do vì thể hiện rõ vai trò cá nhân người nghệ sĩ”

Tô đm cht đưng ph trong biu din

Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, chương trình biu din ngh thut đưng ph hàng tun trên ph đi b Nguyn Hu đã tr thành mt sn phm du lch văn hóa mang tính gii trí cao, góp phn nâng cao cht lưng đim đến ca TP.HCM.

Ông Nguyễn Phi Sơn - Giám đốc Đoàn xiếc Bầu Trời Xanh trao đổi: “Tôi cho những ý kiến đó có thể xác đáng. Người nghệ sĩ muốn biểu diễn nghệ thuật đường phố trước hết phải hiểu được nghệ thuật đường phố là gì? Nghệ thuật đường phố khác với các loại hình biểu diễn khác ở chỗ nào?”. Theo ông Sơn, hiện chúng ta vẫn chưa có ranh giới rõ ràng giữa nghệ thuật đường phố và nghệ thuật biểu diễn trong nhà hát nên vẫn có sự lẫn lộn. Đây là một tồn tại cần phải nhìn thấy và nên điều chỉnh kịp thời. Nếu để công chúng thưởng thức nghệ thuật đường phố mà có cảm giác như xem ở trong nhà hát thì chứng tỏ rằng hình thức biểu diễn này chưa thành công. Nên hiểu rằng trước đây sân khấu là nhà hát thì bây giờ sân khấu chính là những con đường, lối hẻm. hè phố có thể biểu diển một cách cơ động nhất. Khán giả không phải là những người xem ngồi cố định chỉ là một nhóm người liên tục thay đổi. Đây chính là chất xúc tác gieo nguồn cảm hứng bất chợt cho người nghệ sĩ. Họ có thể biểu diễn theo kịch bản và có thể biểu diễn tùy hứng hay xuất thần theo cảm xúc của khán giả. Có như thế mới tạo chất men gắn kết chặt chẽ hơn giữa nghệ sĩ và công chúng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các tiết mục biểu diễn tại phố đi bộ Nguyễn Huệ đã đưa đến cho người xem những bữa tiệc nhiều màu sắc rất thịnh soạn nhưng vẫn thiếu đi sự tương tác cho khán giả. NS Vân Anh kể: “Một lần tôi biểu diễn bầu ở phố đi bộ bắt gặp một du khách nước ngoài nhảy theo bản hòa tấu Trống cơm tự nhiên lòng mình thấy vui rộn rã và như đã đem lại được niềm vui cho khán giả”.

Ông Phi Sơn cho hay, một trong những nét đặc trưng của nghệ thuật đường phố là tính tương tác giữa người xem và nghệ sĩ. Ở đó khán giả có thể tham gia làm trò ảo thuật cùng với ảo thuật gia, có thể nhảy múa với các vũ công hay ngẫu hứng theo từng điệu nhạc trên đường phố. Có như vậy chất đường phố mới được thể hiện rõ để các khán giả khác cũng có cơ hội nhập cuộc theo. Người xem không chỉ được thụ hưởng nghệ thuật mà còn là người có thêm đóng góp cho chương trình được thành công và hấp dẫn hơn. Đối với người nghệ sĩ biểu diễn đường phố còn là cách để cọ xát, mài dũa tay nghề của mình nhất là các bạn trẻ. Gần đây câu chuyện một cậu bé kéo đàn bị truy giấy phép khi đang biểu diễn nghệ thuật đường phố bên bờ hồ Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đã đặt ra một câu hỏi là làm thế nào để biểu diễn nghệ thuật đường phố một cách văn minh? Dù biểu diễn hình thức gì, ở đâu thì người NS trước hết phải tôn trọng khán giả qua các ăn mặc lựa chọn tiết mục, nơi diễn, có thái độ hòa nhã tôn trọng người khác. Ông Lã Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM đánh giá: “Trong quá trình thực hiện chúng tôi cần lắng nghe những ý kiến đóng góp từ công chúng để thời gian tới có những thay đổi phù hợp với bản sắc nghệ thuật đường phố đem lại những giây phút giải trí thú vị và hữu ích cho khán giả”.

Bài, nh: Quang Phan