Thứ bảy, 11/8/2018, 21h52

Tín hiệu vui cho nghệ thuật múa rối

Thông tin Nhà hát ngh thut Phương Nam đang đu tư nâng cp rp xiếc ti Công viên Gia Đnh (qun Gò Vp) và L Gia (qun 11) là nim vui cho các em thiếu nhi và nhng khán gi yêu mến sân khu múa ri. Đơn v này cũng đang n lc chun b đ tham gia Festival ngh thut múa ri Vit Nam ln th 1 sp din ra vào trung tun tháng 8 ti TP.HCM.

Múa ri là cu ni giáo dc thiếu nhi thông qua nhng bài hc sng đng t tích c hoc câu chuyn lch s

Nâng cp sân khu phc v thiếu nhi

Múa rối là bộ môn nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, có nguồn gốc từ đồng bằng Bắc bộ. Sân khấu của loại hình nghệ thuật truyền thống này không chỉ thu hút những khán giả lớn tuổi, mà còn là điểm hấp dẫn cho các em thiếu nhi và khách du lịch ở TP.HCM. Tuy nhiên, đã từng có giai đoạn sân khấu múa rối dành cho thiếu nhi bị trì trệ. Bằng chứng là trước đây các nhà thiếu nhi đều có câu lạc bộ (CLB) múa rối với lực lượng hùng hậu như CLB kịch rối Tuổi Ngọc (quận 1), Tuổi Xanh (quận 4), Tò Tí Te (quận 7), đội kịch rối One - Two - Three (Tân Bình), đội múa rối Búp Bê (quận 11)… Tuy nhiên, vì nhiều nguyên do, CLB thuộc nhà thiếu nhi quận 7 và quận 11 đã ngưng hoạt động hoàn toàn, còn các đơn vị khác cũng dần vắng bóng. Bên cạnh đó, một vài sân khấu múa rối nước trên địa bàn TP cũng ngày càng ít được đầu tư, thậm chí có nơi chuyên nghiệp như Nhà hát múa rối Tre Việt cũng đã đóng cửa, ngoại trừ hai điểm diễn dành cho khách du lịch ở Bảo tàng lịch sử VN và Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng (nằm trong Cung Văn hóa Lao động TP) còn tồn tại.

Nghệ thuật múa rối với chức năng ban đầu là phục vụ nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật dân gian của thiếu nhi, nên rạp Măng Non (193 Đồng Khởi, quận 1) của Đoàn nghệ thuật múa rối TP.HCM trước đây từng là địa điểm hấp dẫn thiếu nhi đến xem kịch rối vào những ngày cuối tuần. Tuy nhiên, kể từ khi vị trí này được xây dựng thành khu thương mại, đoàn rối phải duy trì sự tồn tại của mình bằng cách sáp nhập với Đoàn xiếc TP ở Công viên Gia Định. Cũng từ khi về đây, sân khấu rối trở nên kém hấp dẫn vì cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mực. Nhằm “xốc lại” tinh thần cho nghệ thuật múa rối, trong thời gian qua Nhà hát nghệ thuật Phương Nam đã nỗ lực đầu tư nâng cấp rạp xiếc nhằm tạo “đất diễn” cho đoàn rối tồn tại.

Hi t tinh hoa ngh thut múa ri

Festival ngh thut múa ri Vit Nam ln th 1 s din ra trong 3 ngày (t ngày 16 đến 18-8-2018) ti ph đi b Nguyn Hu. Ngoài sân khu chính, s có 5 cm sân khu nh trình din các th loi như ri dây, ri que, ri hin đi… Xen k gia các bui biu din múa ri còn có các tiết mc ca các dàn đng ca nhí nhm góp phn làm cho ni dung chương trình thêm phong phú hơn.

Không chỉ đầu tư về cơ sở vật chất, Nhà hát nghệ thuật Phương Nam còn chú trọng dàn dựng những vở múa rối mới để phục vụ cho thiếu nhi TP trong dịp Tết Trung thu sắp tới. Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Đức Thế (Giám đốc Nhà hát nghệ thuật Phương Nam) cho biết, trong thời gian nâng cấp các điểm diễn, đơn vị vẫn cố gắng duy trì hoạt động xiếc và múa rối bằng hình thức lưu diễn để phục vụ người dân ở TP.HCM và các tỉnh thành. Đặc biệt, đơn vị cũng đang chuẩn bị đầu tư cho các vở diễn rối nước và rối cạn để tham gia Festival nghệ thuật múa rối Việt Nam lần thứ 1 được tổ chức tại TP.HCM vào trung tuần tháng 8 và tham gia Liên hoan múa rối quốc tế tại Hà Nội vào tháng 10-2018.

Theo nghệ sĩ nhân dân Vương Duy Biên (Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), nghệ thuật múa rối là loại hình văn hóa truyền thống độc đáo, đã hình thành và phát triển trong nhiều thế kỷ nên cần được mở rộng và giới thiệu đến công chúng nhiều hơn. Đó là lý do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định tổ chức Festival nghệ thuật múa rối Việt Nam lần thứ 1. Ủng hộ sáng kiến mang tính nhân văn này, nên Festival sẽ là nơi hội tụ đầy đủ nhất các đơn vị múa rối trong cả nước, gồm Nhà hát múa rối Việt Nam, Nhà hát múa rối Phương Nam, Nhà hát múa rối Hải Phòng, Nhà hát nghệ thuật đương đại Đồng Nai, Nhà hát nghệ thuật Cánh Diều... Theo kế hoạch, liên hoan nghệ thuật múa rối sẽ được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1). Không gian rộng lớn của phố đi bộ không chỉ là nơi để những người vốn yêu mến nghệ thuật múa rối đến thưởng lãm, mà còn là sân khấu phục vụ cho 1.500 em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại các mái ấm, nhà mở, trẻ em cơ nhỡ trên địa bàn TP.HCM. Nói về sự cần thiết của sân khấu múa rối dành cho trẻ em, đạo diễn Hoàng Duẩn nhận định: “Múa rối là món ăn tinh thần, dễ cảm nhận và đến gần với thiếu nhi. Đó cũng là cầu nối để giáo dục các em những bài học sống động thông qua các tích cổ hay câu chuyện lịch sử trong các tác phẩm mà các em có dịp được lĩnh hội”.

Bích Vân