Thứ ba, 21/8/2018, 22h02

Tình già

Đó là câu chuyn hnh phúc gia đình ca cp v chng nhà giáo Trn Thuyết Duyên và Trn Th Ái Liên. Đã đ tui U80 nhưng dù có đi bt c đâu thì v chng ông Trn Thuyết Duyên vn c sóng đôi như hình vi bóng chng khác gì mt cp v chng son.

V chng nhà giáo Trn Thuyết Duyên

1.Họp mặt truyền thống Ban Tuyên huấn khu Trung Nam bộ hàng năm đã trở thành ngày hội lớn của các cựu cán bộ tuyên giáo thuộc 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hơn 10 năm nay, dù tổ chức ở đâu hoặc vào thời điểm nào thì mọi người vẫn thấy vợ chồng ông Trần Thuyết Duyên tham gia đầy đủ với một tinh thần hăng hái và luôn tràn đầy nhiệt huyết. Đã gần 80 tuổi nhưng ông Trần Thuyết Duyên vẫn giữ được dáng đi nhanh nhẹn, phong thái vững vàng. Không chỉ có trí nhớ đặc biệt mà ông còn sở hữu giọng nói sang sảng của một thầy giáo như vẫn còn đang trẻ đứng trên bục giảng ngày nào. Đã ngoài 70, bà Trần Thị Ái Liên vẫn không chịu thua chồng mình về nét tươi trẻ mà không phải người lớn tuổi nào cũng có được. Cũng có người lại cho rằng, bà trẻ mãi là do được ông quan tâm chăm sóc và ông không già là cũng do bà biết đem lại một cuộc sống vui tươi cho người chồng yêu quý của mình. Cả hai vẫn thích chụp hình với mọi người và cùng chụp với nhau như hồi đang mặn nồng yêu đương cách đây vài chục năm. Mỗi khi nhìn thấy cảnh hạnh phúc đó, người nào cũng chúc mừng ông bà và thầm ao ước có một tuổi già thật viên mãn như họ.

2.Hạnh phúc là thế nhưng có mấy ai biết rằng thời thanh niên, họ đã hy sinh tất cả tuổi trẻ của mình cho chiến trường và cả hậu phương. Ông Phạm Kim Đồng - nguyên GV Trường ĐH Đồng Tháp kể lại, ông Duyên may mắn được sinh ra trong một gia đình Nho giáo ở thôn Tam Đồng, huyên Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Thân phụ dạy tiểu học trong làng nên cậu bé Duyên có điều kiện học chữ hơn các bạn bè cùng lứa khác. Ban ngày bố ông đi dạy học nhưng ban đêm thầy giáo yêu nước lại chở đò vượt sông Trà Lý đưa cán bộ từ vùng tạm chiếm qua vùng tự do. Hình ảnh một người cha là trí thức yêu nước sau này vẫn theo suốt cuộc đời ông.

Bây gi con cái ông bà có ngư cương v giám đc, k sư, có ngưi sang nưc ngoài sinh sng, ông bà cm thy đã mãn nguyn vi vai trò làm cha làm m ca mình. Rnh ri, ông bà  cùng nhau lên TP.HCM thăm cháu ni cháu ngoi hoc mi năm bay ra nưc ngoài va làm mt chuyến du lch va thăm v chng cô con gái út. Hnh phúc này có nhiu tin cũng không th mua đưc.

Thế nhưng, sóng gió cuộc đời bỗng nhiên xô ập vào nhà khi bố mẹ lần lượt qua đời, mấy anh em phải chịu cảnh mồ côi sớm. Cuộc sống đi vào ngõ cụt khi kinh tế quá khó khăn, cậu học sinh giỏi toán cấp tỉnh đành ngậm ngùi bỏ học lớp 6 giữa chừng để theo chị gái lên vùng Yên Bái tìm kế sinh nhai. Biết ông là người thông minh có khả năng sư phạm nên người ở địa phương giới thiệu ông đi dạy cấp 1. Tưởng là yên vị với hình ảnh thầy giáo làng ở miền núi xa xôi thì ông xin trở về quê đi học trung cấp sư phạm tỉnh Thái Bình. Với nghiệp vụ vững vàng của một thầy giáo trẻ, sau khi học xong, ông được phân công về  Phòng Giáo dục huyện Tiền Hải phụ trách chuyên môn bộ môn toán và sau đó là Ban Thanh tra của phòng.

3.Hạnh phúc đã đến với ông khi tìm được người vợ hiền cùng quê vào năm 1970. Năm 1973, tay dắt tay ẵm 2 đứa con thơ, bà Ái Liên tiễn chồng đi B trong nỗi nhớ nhung da diết. “Tôi thật sự không đành lòng khi tiễn chồng ra đi vì chiến tranh lúc này rất ác liệt không biết sống chết như thế nào. Nhưng vì trách nhiệm với quê hương, đất nước nên bất kỳ người phụ nữ trong hoàn cảnh này đều phải nén lòng lại cho chồng an tâm”. Thật may mắn sau đó ngày 30 tháng 4 đã đến. Trong niềm vui lớn của cả non sông, còn có niềm vui của gia đình khi bà biết tin chồng vẫn đang công tác tại Căn cứ giáo dục Cẩm Sơn thuộc huyện Cai Lậy, Tiền Giang và sau đó được điều động về Ty Giáo dục Tiền Giang với cương vị là Trưởng phòng Hành chính tổng hợp, Chánh văn phòng sở. Tuy gắn bó chưa nhiều với quê hương người anh hùng dân tộc Trương Định nhưng gạo cơm nơi đây đã để lại nhiều ơn nghĩa cho các cán bộ giáo dục chiến khu trong đó có thầy giáo Trần Thuyết Duyên. Chuyến “hành phương Nam” của mẹ con bà Ái Liên cũng là một bước ngoặt lớn trong gia đình ông sau ngày giải phóng. Vào đây, dù có con thơ bà vẫn theo học Trường THSP Mỹ Tho để sau đó trở thành cô giáo dạy lớp 3 ở trường cấp 1 ở TP.Mỹ Tho cho đến khi nghỉ hưu.

Ngoài niềm vui đứng lớp, ông bà còn có thêm niềm hạnh phúc khi cô gái út chào đời trên đất mới Mỹ Tho. Dù có thời gian dài ông phải sang Pu Xát (Campuchia) để làm chuyên gia giáo dục, bà vẫn ở nhà đảm đang thay chồng nuôi các con khôn lớn và trưởng thành.

Bài, nh: Hương Thy