Thứ bảy, 9/9/2017, 21h08

TNGT đường sắt: Cách nào kéo giảm bền vững?

Do hin trng các đim giao ct gia đưng b và đưng st còn nhiu nên TNGT đưng st gim chưa bn vng. Tng Công ty Đưng st Vit Nam cũng đã đ xut vi chính ph gói nâng cp các đưng giao ct vi đưng st và kiên quyết đóng các li đi trái phép, gây ra him ha v ATGT đưng st.

Mt v TNGT đưng st

Gim chưa bn vng

Theo thống kê tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt tổ chức ở Hà Nội mới đây, 6 tháng đầu năm 2017, cả nước xảy ra 167 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm chết 79 người, bị thương 112 người, giảm được 38 vụ, 4 người chết và 30 người bị thương so với cùng kỳ năm 2016.

Gần đây nhất là vụ tai nạn trật bánh tàu SP2 xảy ra tại ga Yên Viên (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) trong ngày 6 và 7-8. Theo đó, nguyên nhân chính do đường ray chưa đạt tiêu chuẩn, tàu chạy quá tốc độ quy định.

Về vụ trật bánh này, theo kết quả điều tra, khu vực ghi N110 tại ga Yên Viên, điểm xảy ra sự cố, đang trong thời gian thực hiện công tác duy tu, sửa chữa theo điều kiện vừa thi công, vừa khai thác. Trong quá trình tác nghiệp duy tu, sửa chữa, đơn vị thi công chưa đảm bảo một số thông số kỹ thuật của tiêu chuẩn nghiệm thu theo quy định. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự cố.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), dù nguồn kinh phí được cấp để lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt theo Quyết định số 994 của Thủ tướng Chính phủ là 26.358 tỷ đồng, nhưng thực tế mới được cấp cho hạng mục nâng cấp, sửa chữa đường ngang 280 tỷ đồng. Kinh phí thiếu trầm trọng nhưng trong năm 2016, Tổng công ty ĐSVN đã rà soát, cắt giảm khối lượng không cần thiết và làm được 133 đường ngang, đồng thời hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt xong 127 đường ngang, thực hiện thi công 93 đường ngang trong năm 2017. Các đường ngang sau khi được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đều đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Ông Khut Vit Hùng, Phó Ch tch chuyên trách y ban ATGT Quc gia, đ ngh trong thi gian ti, bên cnh n lc ca ngành đưng st, các đa phương cn tp trung vn x lý dt đim hng mc xây hàng rào, đưng gom đ cơ bn đóng hoàn toàn các li đi dân sinh. Các đa phương không nên trông ch vn ngân sách mà phi vn dng linh hot t ngun đa phương, s h tr ca các t chc tài chính, t chc quc tế cho công trình, d án ATGT. Trong trưng hp không có kinh phí đa phương phi t chc cnh gii. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ GTVT, do hiện trạng các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt còn nhiều nên TNGT đường sắt giảm chưa bền vững, nguy cơ tai nạn nghiêm trọng gây thiệt hại về người và tài sản rất lớn. Trong khi đó, nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm phối hợp đảm bảo ATGT đường sắt, không chủ động đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống đường gom, hàng rào cách ly. Đặc biệt, một số địa phương còn để tình trạng vi phạm hành lang ATGT phức tạp, chưa quyết liệt xử lý như huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam), quận Thủ Đức (TP.HCM).

Cn đu tư nâng cp h tng đưng st

Vừa qua, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc với Tổng Công ty ĐSVN. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đang rất băn khoăn về hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành đường sắt, một ngành kinh tế quan trọng nhưng lại đóng góp rất nhỏ. Để đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng 6,7%, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Tổng Công ty ĐSVN cần làm rõ 6 nội dung, trong đó cần đặc biệt chú trọng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành; trả lời được vì sao trong khi các lĩnh vực vận tải khác đang nỗ lực đổi mới, thị phần của ngành đường sắt lại liên tục bị suy giảm, cần làm gì để khắc phục điểm yếu của ngành là chất lượng hạ tầng yếu kém, cộng thêm chất lượng dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của hành khách. Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo Tổng Công ty ĐSVN rà soát lại toàn bộ chương trình mục tiêu, giải quyết gói 7.000 tỷ đồng đầu tư nâng cấp hạ tầng đường sắt.

Ông Vũ Anh Minh, đại diện Tổng Công ty ĐSVN cho biết, cái khó nhất hiện nay là kết cấu hạ tầng đường sắt rất lạc hậu, tốc độ bảo trì cũng rất chậm, từ đó kéo theo tốc độ tàu chậm, chất lượng dịch vụ kém. Thừa nhận hành khách bỏ đường sắt đi không phải vì giá vé mà vì chất lượng dịch vụ, ông Minh khẳng định sẽ thực hiện nhiều giải pháp khắc phục những yếu kém của ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Về ATGT đường sắt, hiện Tổng Công ty ĐSVN đã có báo cáo, đề xuất với Chính phủ gói nâng cấp các đường giao cắt với đường sắt và kiên quyết đóng các lối đi trái phép, gây ra hiểm họa về ATGT đường sắt.

T.S